Đường lối Cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam – Ưu điểm và hạn chế của Kinh tế thị trường? Nêu ví dụ? – Wattpad

                                    
                                              

Ưu điểm và hạn chế của Kinh tế thị trường? Nêu ví dụ?

Trả lời:

- Khái niệm về nền kinh tế thị trường:Kinh tế thị trường là cách tổ chức nền kinh tế - xã hội, trong đó các quan hệ kinh tế của các cá nhân, các doanh nghiệp đều biểu hiện qua quan hệ mua, bán hàng hoá, dịch vụ trên thị trường và thái độ cư xử của từng thành viên chủ thể kinh tế là định hướng vào việc tìm kiếm lợi ích của chính mình theo sự dẫn dắt của giá cả thị trường. Khi đó tất cả các quan hệ kinh tế trong quá trình tái sản xuất xã hội đều được tiền tệ hoá, các yếu tố của sản xuất đều là đối tượng mua - bán và hàng hoá.

    - Ưu điểm của kinh tế thị trường:

+ Ưu điểm: Kinh tế thị trường luôn tạo ra cơ hội cho mọi người sáng tạo, luôn tìm cách để cải tiến lối làm việc và rút ra những bài học kinh nghiệm về thành công hay thất bại để phát triển không ngừng.Kinh tế thị trường tạo ra cơ chế đào tạo, tuyển chọn, sử dụng người quản lý kinh doanh năng động, có hiệu quả và đào thải các nhà quản lý kém hiệu quả.Kinh tế thị trường tạo ra môi trường kinh doanh tự do, dân chủ trong kinh tế bảo vệ lợi ích người tiêu dùng.

+ VD: Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế tự do cạnh tranh. Doanh nghiệp muốn đứng vững được trên thị trường phải luôn luôn đổi mới về sản phẩm, về tổ chức quản lý. Do vậy, nó luôn tạo ra lực lượng sản xuất cho xã hội, tạo ra sự dư thừa hàng hoá để cho phép thoả mãn nhu cầu ở mức tối đa.

- Những khuyết tật của kinh tế thị trường:

+ Kinh tế thị trường chú trọng đến những nhu cầu có khả năng thanh toán, không chú ý đến những nhu cầu cơ bản của xã hội.Kinh tế thị trường, đặt lợi nhuận lên hàng đầu, cái gì có lãi thì làm, không có lãi thì thôi nên nó không giải quyết được cái gọi là “hàng hoá công cộng” (đường xá, các công trình văn hoá, y tế và giáo dục...)

+ Trong nền kinh tế thị trường có sự phân biệt giàu nghèo rõ rệt và khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng: giàu ít, nghèo nhiều, bất công xã hội.

+ Suy đồi đạo đức, không còn lương tâm do chạy theo lợi nhuận mà làm mọi thứ (hàng giả, hàng kém chất lượng, thực phẩm ôi thiu…)

Do tính tự phát vốn có, kinh tế thị trường hoàn toàn có thể mang lại không chỉ có tân tiến mà còn cả suy thoái và khủng hoảng, khủng hoảng cục bộ và xung đột xã hội nên cần phải có sự can thiệp của Nhà nước. Sự can thiệp của Nhà nước sẽ bảo vệ hiệu suất cao cho sự hoạt động của thị trường được không thay đổi, nhằm mục đích tối đa hóa hiệu suất cao kinh tế, bảo vệ khuynh hướng chính trị của sự tăng trưởng kinh tế, thay thế sửa chữa khắc phục những khuyết tật vốn có của kinh tế thị trường, tạo ra những công cụ quan trọng để điều tiết thị trường ở tầm vĩ mô. Bằng cách đó Nhà nước mới hoàn toàn có thể kiềm chế tính tự phát của kinh tế thị trường, đồng thời kính thích so với sản xuất trải qua trao đổi sản phẩm & hàng hóa dưới hình thức thương mại .
Alternate Text Gọi ngay