Quy Trình Nạp Gas NH3 Cho Hệ Thống Lạnh
Quy Trình Nạp Gas NH3 Cho Hệ Thống Lạnh.
Lưu ý: khi làm việc với ga NH3 dễ xảy ra các tai nạn như: “cháy lạnh” nếu da tiếp
xúc với ga lỏng; hít phải nhiều ga sẽ gây ngộ độc hoặc tổn thương hệ hô hấp.
CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
– Công việc nạp ga cho hệ thống chỉ được tiến hành sau khi giai đoạn hút chân không hoàn tất.
– Nơi tập kết chai ga nên gần phòng máy hoặc nơi nạp ga và phải có biển cảnh báo.
– Dụng cụ lao động: giầy bảo hộ lao động, quần mũ bảo hộ, găng tay bảo hộ, mặt nạ chống độc. Phải sử
dụng các dụng cụ này trong quá trình nạp ga.
– Kiểm tra đảm bảo bộ dây xạc ga chắc chắn an toàn. Sử dụng khóa cờ-lê đúng cỡ để thao tác tháo mở
bulon, không được xử dụng kìm hay mỏ lết.
QUI TRÌNH NẠP GA NH3
1. Trước khi tiến hành nạp ga cần kiểm tra rằng tất cả các van chặn trong hệ thống đều ở trạng thái như khi
hệ thống hoạt động bình thường: mở tất cả các van chặn, trừ các van xả thông với bên ngoài. Đặc biệt
các van nối với van an toàn và các thiết bị điều khiển phải mở, vì các van này trước đây thường đã được
đóng trong quá trình thử áp lực và hút chân không.
2. Chai ga để nạp được đưa tới vị trí. Tư thế chai đặt nằm, đít chai cao hơn đầu nạp, van nạp ở tư thế quay
lên trên và phải được giữ chắc chắn không để bị lật đổ và lăn qua lại tự do.
3. Sử dụng dây nạp chuyên dụng cho NH3, loại 1/2″ để đấu nối vào chai ga. Cẩn thận khi mở nắp bảo vệ
hoặc xé niêm phong vì có thể có ga lỏng nếu chai bị hở.
4. Đầu còn lại của dây xạc nối vào van xạc của hệ thống (van này được gắn ở vị trí trên đường cấp lỏng sau
bình chứa cao áp).
5. Từ thời điểm này chỉ những người tham gia nạp ga mới được phép ở lại phòng máy. Đội nạp ga phải có
ít nhất 2 người.
6. Mở hé van trên chai ga một chút rồi đóng lại ngay để kiểm tra xem dây xạc ga có kín hay không.
7. Khi chắc chắn rằng dây nạp không hở, mở hết van xạc của hệ thống.
8. Mở van trên chai ga đúng 1 vòng. Van này được thiết kế để khi mở 1 vòng đã đảm bảo lượng ga tối đa đi
qua, phòng trường hợp sự cố có thể thao tác đóng nhanh van lại được.
9. Quan sát đồng hồ trên bình chứa, khi áp suất trên giá trị 0 một chút (áp suất dương) thì đóng van trên
chai. Sau đó kiểm tra xem hệ thống có bị hở hay không.
10. Khi đã nạp thêm ga vào hệ thống, áp suất nâng dần vẫn cần chú ý xem ga có bị xì không bằng cảm
nhận bằng ngửi.
11. Tại bất cứ thời điểm nào khi ngửi thấy NH3 rò rỉ, phải ngưng ngay việc nạp ga. Sử dụng giấy Quỳ để
kiểm tra điểm rò rỉ. Sau khi sử lý xong việc rò rỉ mới được tiếp tục việc nạp ga.
12. Khi chai đã hết ga, trước tiên đóng van trên chai ga, đợi một lúc sau đó mới đóng van xạc hệ thống để
ga lỏng trong ống xạc đi hết.
13. Mở nhích bulon gắn giây dây nạp để hơi ga còn trong giây nạp xì hết ra trước khi tháo dây.
14. Nối chai ga mới, sau đó thực hiện lại từ bước 2 tới bước 8.
15. Khi tốc độ ga nạp vào hệ thống chậm đi, lúc này đóng van cấp dịch của bình chứa cao áp. Chạy máy
nén, cấp dịch cho bên thấp áp (và trung gian nếu là hệ thống 2 cấp).
16. Tiếp tục nạp ga cho đủ số ga dự định nạp cho hệ thống. Lúc này trên kính xem ga của bình chứa cao áp
có mấp mé mức dịch.
17. Sau khi nạp ga xong, tháo giây nạp. Đóng nắp đầu bít van xạc hệ thống.
18. Lập biên bản ghi nhớ lượng ga đã nạp.
19. Kiểm tra lại rò rỉ ga lần cuối.Reemart.vn
Bạn đang đọc: Quy Trình Nạp Gas NH3 Cho Hệ Thống Lạnh
Source: https://suadieuhoa.edu.vn
Category : Nạp Gas Điều Hòa