Xôi cốm thứ quà quê không thể thiếu được mỗi khi thu Hà Nội về

Mùa thu Hà Nội có lẽ là mùa đẹp nhất trong năm của thủ đô. Từng chiếc lá vàng rơi, lạo xạo trên những con đường dài. Đây có lẽ cũng là mùa lãng mạn, đem lại biết bao cung bậc cảm xúc cho con người. Cốm_ thứ quà của lúa nếp non. Là đặc sản quà quê Hà Nôi chỉ khi thu về mới có thể thưởng thức hương vị đặc trưng này. Cốm gắn liền với bao thế hệ tuổi thơ, nuôi dưỡng tiềm thức và tâm hồn của trẻ nhỏ. Từ cốm, ta có thể chế biến được thành nhiều món khác nhau như: chè cốm, chả cốm hay bánh cốm. Nhưng món ăn được số đông người thủ đô yêu thích và thường tự tay chế biến đó chính là xôi cốm.

I. Xôi cốm_ hương vị ngọt ngào, nồng nàn không thể quên mỗi khi thưởng thức

Đặc sản cốm làng Vòng

Nguyên liệu chính để chế biến món xôi cốm này chính là từ những hạt cốm non. Trên đất Hà Nội, không ít khu vực chế biến và bày bán cốm nhưng thực chất xuất phát điểm của nó là cốm làng Vòng. Cốm tại làng Vòng được coi là ngon, giữ được vụ thơm, tinh túy trên từng hạt cốm.

Cuối hè, đầu thu, làng Vòng lại nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Bởi đến mùa thu hoạch cốm. Mọi người thi nhau đi giã cốm. Ta thường hay bắt gặp cảnh tượng. Vào những buổi sớm mai, những gánh cơm thơm, nóng hổi được bày bán khắp khu chợ làng Vòng. Mọi người thi nhau xếp hàng để mua được mẻ cốm ngon. Nhất là vào rằm, cốm làng Vòng trở thành mặt hàng bán chạy nhất. Từng mẻ cốm tươi được gói cẩn thận với lá sen, bọc lại để biếu họ hàng.

Xôi cốm được coi là quà quê của người dân Hà Nội

Từ cốm người ta biến tấu, kết hợp cùng nhiều nguyên liệu khác nhau tạo ra nhiều món ăn ngon. Ví dụ kết hợp thêm thịt nạc xay và giò tạo nên chả cốm. Thêm bột năng để nấu một bát chè cốm thơm ngon cho những ngày đầu thu. Và nếu ai đã từng thưởng thức xôi cốm thì có lẽ sẽ không bao giờ quên hương vị ngọt ngào của nó. Là hương vị đặc trưng của mùa thu nhẹ nhàng, tinh tế. Là nét ẩm thực văn hóa người dân Hà Thành đầy cá tính và cuốn hút. Xôi cốm thường được kết hợp cùng hạt sen, đỗ xanh, nước cốt dừa và dừa tươi. Tạo nên hương vị béo ngậy, thơm ngon và đầy sức lôi cuốn.

Khác với những loại xôi khác có thể thưởng thức quanh năm thì xôi cốm chỉ có thể thưởng thức vào mùa thu. Khi thưởng thức xôi cốm, không phải ăn để no. Mà ăn để thưởng thức vị ngon, ngọt từ hạt cốm. Màu xanh của cốm, màu vàng của đỗ xanh, màu trắng của dừa sợi. Tất cả đã tạo nên một bức tranh tổng thể thật tuyệt vời. Thu hút thực khách ngay từ cái nhìn đầu tiên. Những người con Hà Nội xa nhà, mỗi lần thu đến có lẽ đều thèm cảm giác được thưởng thức hương vị thơm ngon của xôi cốm. Vào những ngày lễ trong mùa thu, xôi cốm thường được chuẩn bị trên mâm cỗ của gia đình. Và là món quà quê người Hà Nội dùng để gửi tặng những người bạn phương xa.

II. Nguyên liệu cần có để chế biến xôi cốm

– 500gr cốm non
– 75gr đậu xanh
– 150gr hạt sen khô
– 200gr dừa nạo
– 250ml nước cốt dừa
– 40 gr lá dứa
– Một chút mè rang rắc lên xôi
– Đường trắng, đường thốt nốt muối tinh, dầu ăn.
Loại cốm sử dụng làm xôi cốm là cốm non. Nếu các bạn sử dụng loại cốm dẹt hơi khô một chút thì trước khi làm xôi nên thêm vào một chút nước để cốm được mềm hơn.

III. Các bước thực hiện làm xôi cốm

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu hạt sen và đậu xanh

Sử dụng 75gr đậu xanh, vo sạch với nước. Thêm ¼ thìa cafe muối tinh, trộn đều lên. Và ngâm với nước từ 2-3 tiếng cho đậu xanh nở mềm trước khi hấp.
Đậu xanh sau khi đã ngâm mềm đổ ra để ráo nước.
Hạt sen rửa sạch qua với nước
Bắc một nồi nước lên. Chờ đến khi sôi đổ ¼ thìa cafe muối vào nồi và tiến hành luộc 150gr hạt sen. Trong lúc luộc hạt sen, bạn có thể đặt xửng hấp và tiến hành hấp đậu xanh.


Hạt sen sau khi luộc khoảng 7-10p. Bạn kiểm tra xem hạt sen đã chín chưa. Nếu hạt sen đã tách hai đầu, bạn có thể tiến hành vớt hạt sen ra bát. Trộn thêm đường thốt nốt để tạo mùi thơm. Ngâm trong đường thốt nốt khoảng 10p rồi để ra ngoài.
Đậu xanh các bạn hấp trong khoảng thời gian từ 20-22p. Kiểm tra đậu xanh đã chín là có thể để ra ngoài. Đậu xanh không cần quá chín vì sẽ bị bở và không ngon trong quá trình làm xôi cốm.

Bước 2: Xào phần dừa tươi

Sử dụng 200gr dừa nạo. Bạn có thể mua sẵn dừa nạo ở ngoài hàng. Hoặc có thể tiến hành nạo cùi dừa tại nhà.
Bắc một cái chảo lên bếp, đổ phần dừa nạo vào. Thêm 60gr đường và ¼ thìa cafe muối. Xào dừa đến khi tan hết phần đường, cạn hết phần nước, khô bề mặt và các bạn có thể cảm nhận được độ trong của dừa. Và các bạn có thể rắc thêm một chút đường vani vào để phần dừa được thơm hơn.

Bước 3: Nấu nước cốt dừa

Đổ 250 ml nước cốt dừa vào nồi. Thêm ¼ thìa cafe muối và 40gr lá dứa tươi. Ở bước này, các bạn không nên cho đường vào nước cốt đang đun. Vì nước cốt này khi trộn cốm nếu có đường sẽ gây ra hiện tượng lại đường. Vì vậy, khi trộn nước cốt dừa vào cốm xong. Ta mới thêm đường vào trộn cùng.
Nấu hỗn hợp nước cốt dừa và lá dừa từ 2-3p. Ta sẽ nhìn thấy phần lá dứa héo lại và cảm nhận được vị thơm của lá dứa hòa cùng nước cốt dừa. Bỏ phần lá dứa đi. Phần nước cốt nấu xong sẽ hơi sánh lại một chút. Để nguội trước khi tiến hành trộn vào cốm. Nếu trộn lúc nóng thì phần cốm sẽ bị nát.

Bước 4: Trộn xôi cốm

Dùng 500gr cốm non cho vào một cái bát. Đổ dần dần phần nước cốt dừa đã chuẩn bị vào. Trộn đều tay cho phần cốm ngấm đều nước cốt dừa. Để phần cốm đã trộn trong khoảng 45p để cốm nở dần dần ra. Cho thêm 40gr đường vào trộn cùng. Nếu các bạn không thích quá ngọt thì có thể giảm bớt lượng đường cho vào.
Tiếp tục cho thêm phần đậu xanh vào trộn đều
Thêm phần dừa tươi và xào vào trộn chung
Phần hạt sen là nguyên liệu cho vào trộn cuối cùng. Trộn đều và nhẹ tay, để tránh vỡ hạt sen.
Vậy là món xôi cốm của các bạn đã hoàn thành rối. Các bạn có thể bày ra đĩa và thưởng thức ngay lập tức.

Có thể thấy được

Mỗi mùa thu đến, xôi cốm lại là đặc sản không thể thiếu đối với người dân Hà Nội. Phần xôi thơm mùi nước cốt dừa, dừa sợi ngọt, thơm kết hợp với độ bùi của hạt sen. Hy vọng với cách làm trên các bạn có thể thực hiện thành công xôi cốm tại nhà.

Alternate Text Gọi ngay