Tiêu chuẩn thiết kế, thi công và nghiệm thu cọc khoan nhồi mới nhất

Tiêu chuẩn thiết kế, thi công và nghiệm thu cọc khoan nhồi mới nhất

Cọc khoan nhồi là một loại cọc bê tông cốt thép có đường kính từ 60 cm – 300 cm, được ứng dụng cho nhiều những khu công trình kiến thiết xây dựng có cấu trúc tải trọng lớn, khu công trình cầu, cảng. Hôm nay, hãy cùng CIC khám phá về quá trình thi công và nghiệm thu sát hoạch cọc khoan nhồi theo tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu sát hoạch cọc khoan nhồi TCVN 9395 : 2012 .

I. Quy trình thi công cọc khoan nhồi gồm các bước như sau:

1. Chuẩn bị

Khảo sát:

– Để có thể tiến hành thi công cọc khoan nhồi nhà thầu phải khảo sát để hiểu rõ về địa chất, thủy văn, chiều dày và các đặc trưng của lớp đất, bên cạnh đó, cũng phải có kết quả quan trắc nước ngầm (mực nước, lưu lượng, áp lực lỗ rỗng) và khí (khí độc, khí dễ gây nổ…)
– Tìm hiểu, phát hiện và loại bỏ các chướng ngại vật ảnh hưởng đến công trình lân cận và công trình ngầm. Phải có hồ sơ hiện trạng hoặc chủ đầu tư tiến hành lập hồ sơ (khảo sát, đo vẽ), bên cạnh đó các biến bản với các chủ sở hữu công trình lân cận phải được cơ quan thẩm quyền bảo lãnh.

Kiểm tra:

– Kiểm tra các vật liệu chính (xi măng, thép, phụ gia, dung dịch khoan, nước sạch, đá, cát…) 
– Thi công lưới trắc đạc định vị các trục móng và toạ độ các cọc cần thi công.
– San ủi mặt bằng, lên phương án vận chuyển đất thải. Bên cạnh đó phải làm đường chịu tải trọng của thiết bị thi công lớn nhất để phục vụ quá trình thi công.
– Thiết bị, máy móc cần sẵn sàng hoạt động tốt. Các dụng cụ, thiết bị kiểm tra phải được kiểm chuẩn bởi cơ quan có đủ thẩm quyền.
– Chuẩn bị dung dịch, cốt thép, ống siêu âm. Kiểm tra các thiết bị (thùng chứa đất, máy khoan, máy nén, máy hàn, các dung dịch khoan, lỗ khoan…)
– Lập biên bản nghiệm thu công tác chẩn bị trước khi thi công.

quy-thi-cong-va-nghiem-thu-coc-khoan-nhoi

2. Thi công:

Tạo lỗ khoan

– Khoan gần cọc mới đổ bê tông: Trong môi trường đất bão hòa nước, các mép lỗ khoan cách nhau <1,5 m nên tiến hành cách quãng 1 lỗ, các lỗ giữa 2 cọc đã đổ bê tông nên khoan sau ít nhất 24h kể từ khi đổ bê tông xong.
– Cao độ dung dịch khoan:  lớn hơn 1,5m so với mực nước ngầm. Khi dung dịch có dấu hiệu thấp thoáng trong hố khoan thì phải có giải pháp xử lý kịp thời
– Đo đạc trong khi khoan: kiểm tra tim cọc, đo đạc độ sâu các lớp đất qua mùn khoan lấy ra và độ sâu hố khoan theo thiết kế. Mỗi lần lấy mẫu cách nhau 2m. Trong trường hợp phát hiện địa tầng và hồ sơ khảo sát địa chất khác nhau cần báo ngay cho Chủ đầu tư để có biện pháp xử lý kịp thời. Sau khi khoan đến độ sâu yêu cầu, dừng khoan 30 phút để kiểm tra độ lắng. Nếu độ lắng vượt quá quy định cần xử lý kịp thời. 

Gia công và hạ cốt thép    

– Cốt gia cường uốn thành vòng đặt phía trong cốt chủ khoảng cách từ 2,5 m đến 3,0 m, liên kết với cốt chủ bằng hàn đính và dây buộc theo yêu cầu của thiết kế. 
– Con kê chế tạo từ thép trơn dùng để định tâm lồng thép. Bán kính con kê thông thường là 50mm. Số lượng con kê cần phải đủ để hạ lồng thép chính tâm.
– Ống siêu âm thường có đường kính 60cm và được buộc chặt vào cốt thép chủ. Ống được bịt kín đáy và hạ sát xuống đáy cọc. Ống phải đảm bảo kín, tránh rò rỉ nước/bê tông làm tắc ống. Chiều dài ống thông thường cao hơn mặt đất từ 10-20cm. Các ống được đổ đầy nước sạch và bịt kín sau quá trình đổ bê tông.

Xử lý cặn lắng đáy lỗ khoan trước khi đổ bê tông

– Sau quá trình hạ cốt thép mà cặn lắng vẫn quá quy định thì phải làm sạch đáy bằng công nghệ khí nâng hoặc bơm hút. Trong khi xử lý cặn lắng cần phải bổ sung dung dịch khoan để đảm bảo cao độ dung dịch theo quy định.
– Công nghệ khí nâng được dùng để làm sạch hố khoan, Ống thép có đường kính khoảng 60mm, độ dày 3-4mm được dùng để dẫn khí nén xuống gần đáy hố khoan, cách đáy khoảng 50-60cm. Khí nén khi kết hợp với bùn nặng tạo thành bùn nhẹ dâng lên theo ống đổ bê tông ra ngoài. Bên cạnh đó cần cung cấp dung dịch khoan tươi để bù vào bùn nặng đã mất. Quá trình diễn ra liên tục cho đến khi các chỉ tiêu dung dịch khoan và độ lắng đạt yêu cầu quy định.

Đổ bê tông

– Các loại vật liệu cấu thành hỗn hợp bê tông phải được kiểm định chất lượng theo các tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành.
– Độ sụt của bê tông khoảng 180mm đến 200mm.
– Đáy ống đổ bê tông phải luôn ngập trong bê tông ít nhất 1.5m.
– Bê tông được đổ không gián đoạn trong thời gian dung dịch khoan có thể giữ thành hố khoan (thông thường là 4 h).
– Khi bê tông cọc cao hơn độ cao cắt cọc 1m thì dừng đổ bê tông.
– Khối lượng bê tông thực tế so với kích thước lỗ cọc theo lý thuyết không được cao hơn 20%.

Rút ống vách và vệ sinh đầu cọc

– Sau khi kết thúc đổ bê tông từ 15 min đến 20 min cần tiến hành rút ống chống tạm (casing) bằng hệ thống day (rút + xoay) của máy khoan hoặc đầu rung theo phương thẳng đứng, đảm bảo ổn định đầu cọc và độ chính xác tâm cọc.
– Sau khi rút ống vách từ 1 h đến 2 h cần tiến hành hoàn trả hố khoan bằng cách lấp đất hoặc cát, cắm biển báo cọc đã thi công cấm mọi phương tiện qua lại tránh hỏng đầu cọc và ống siêu âm.

II. Nghiệm thu công tác thi công cọc tiến hành dựa trên cơ sơ các hồ sơ sau:

– Hồ sơ thiết kế dược duyệt;
– Biên bản nghiệm thu trắc đạc định vị trục móng cọc;
– Kết quả kiểm định chất lượng vật liệu, chứng chỉ xuất xưởng của cốt thép và các loại vật liệu chế tạo trong nhà máy;
– Kết quả thí nghiệm mẫu bê tông;
– Hồ sơ nghiệm thu từng cọc, tham khảo Phụ lục C; thành phần nghiệm thu theo quy định hiện hành;
– Hồ sơ hoàn công cọc có thuyết minh sai lệch theo mặt bằng và chiều sâu cùng các cọc bổ sung và các thay đổi thiết kế đã được chấp thuận;
– Các kết quả thí nghiệm kiểm tra độ toàn khối của cọc (siêu âm, thí nghiệm biến dạng nhỏ (PIT)…) theo quy định của Thiết kế;
– Các kết quả thí nghiệm kiểm tra sức chịu tải của cọc.

Alternate Text Gọi ngay