Nhâm nhi chén trà nóng cùng thanh kẹo lạc trong những ngày thu

Đơn giản mà mộc mạc, bình dị mà chân thành. Những món ăn gắn liền với văn hóa ẩm thực Việt luôn là những điều thiêng liêng mà người Việt muốn dành trọn cho thế hệ mai sau. Ẩm thực Việt Nam là sự kết hợp giữa những nguyên liệu bình dị. Cùng phương pháp chế biến đơn giản đã tạo nên sự tinh tế, đậm đà cho món ăn. Không chỉ những món ăn chính hàng ngày, mà những thức quà quê gắn liền với đời sống người dân cũng được đề cao không kém. Kẹo lạc, thức quà quê gắn liền với cuộc sống của người dân miền Bắc. Trở thành món ăn nhâm nhi trong mỗi bữa trà chiều.

I. Kẹo lạc_ món ăn gắn liền với tuổi thơ khó phai

Trong những ngày Tết cổ truyền dân tộc, kẹo lạc và chè lam là những món không thể thiếu trên khay bánh kẹo ngày Tết. Gia đình miền Bắc nào cũng sắm sửa và bày lên những thanh kẹo lạc ngọt lịm, thơm ngon. Nhất là ở Hà Nội, thời tiết trong những ngày Tết mưa bay, lạnh giá. Cùng gia đình quây quần bên nhau uống trà và thưởng thức kẹo lạc thì còn gì tuyệt vời hơn. Có lẽ kẹo lạc là tuổi thơ là một phần ký ức khó phai nhòa đối với người con Hà Nội.

Kẹo lạc được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày

Nhu cầu thưởng thức kẹo lạc hiện nay ngày càng tăng. Và nó đã trở thành văn hóa uống trà, ăn kẹo lạc của người Hà Nội. Kẹo lạc quen thuộc với mọi lứa tuổi, dễ ăn, nhâm nhi cùng trà đá hay trà nóng đều tuyệt vời. Thanh kẹo lạc giòn tan, có vị bùi béo của đậu phộng và vừng rang. Kết hợp với độ ngọt thanh, vừa phải tạo nên hương vị khó quên mỗi khi thưởng thức.


Kẹo lạc là món ăn gợi nhớ về quê hương, gợi nhớ về nét văn hóa đặc sắc truyền thống của dân tộc. Là món quà tinh thần của tuổi thơ. Mang hoài bão, mang những kỷ niệm vui buồn, là món ăn bình dị gắn liền với tét cổ truyền dân tộc. Khách phương xa lần đầu đến Việt Nam không quên gói mang về một chút kẹo lạc. Và đây cũng là thức quà quê mà người miền Bắc gửi tặng trong mỗi dịp đặc biệt.

Làm thế nào để làm được kẹo lạc ngon?

Để làm được một chiếc kẹo lạc ngon cần có đường mạch nha, đậu phộng rang và đường mía. Lạc là nguyên liệu chính và quan trọng nhất của món ăn. Những hạt lạc được chọn phải ngon, chắc hạt, bùi, khi rang lên sẽ chuyển sang màu vàng rất ngọt và thơm. Kết dính lại bằng đường, trải đều hỗn hợp, để khô bề mặt lại là có thể dùng được. Tuy đơn giản là vậy, nhưng để làm được mẻ kẹo lạc ngon không phải là chuyện dễ dàng. Người làm phải nhanh tay đảo đều hỗn hợp đường nếu không sẽ bị cháy. Cân đo, đong đếm nguyên liệu cho phù hợp. Một mẻ kẹo lạc đều là sự phối hợp nhịp nhàng giữa các nguyên liệu.

II. Nguyên liệu để làm kẹo lạc

– 400gr đậu phộng
– 125ml nước
– 170gr đường
– 40gr gừng
– 2 thìa cafe nước cốt chanh
– 100gr mạch nha
– 40gr mè rang
– 70gr mè trắng cho vào khuôn

III. Cách làm kẹo lạc tại nhà đơn giản nhất

Bước 1: Rang đậu phộng

Cho 400gr đậu phộng đã chuẩn bị vào trong chảo và tiến hành rang đậu phộng. Rang đậu phộng với lửa nhỏ, tránh làm đậu phộng bị cháy. Rang đều tay đến khi đậu phộng vàng đều.
Nếu các bạn không muôn sử dụng phương pháp rang đậu phông, thì các bạn có thể tiến hành sấy khô đậu phộng bằng lò nướng. Khởi động lò nướng với chế độ nướng 2 lửa không quạt. Với nhiệt độ 120độ C trong trong khoảng 130p.

Bước 2: Bóc vỏ đậu phộng

Đậu phộng sau khi đã rang vàng đều, ta sẽ tiến hành bóc vỏ đậu phộng. Lột sạch tất vả lớp vỏ bám trên đậu phộng để kẹo lạc được ngon nhất khi nấu.

Bước 3: Nấu kẹo

Lấy một nồi bắc lên bếp. Bạn nên sử dụng nồi có chất liệu dày một chút. Nếu nồi quá mỏng có thể làm phần kẹo dễ bị cháy nhanh khi nấu. Cho 125ml nước vào trong nồi. Nấu khi đến khi nước sôi lên, hạ lửa vừa. Cho vào trong nồi nước 170gr đường. Lắc đều lên cho nước sôi trở lại. Cho 40gr gừng đã gọt vỏ và băm nhuyễn vào nồi nước. Nếu các bạn không thích ăn vị gừng quá nhiều trong kẹo lạc các bạn có thể giảm lượng gừng xuống còn 1/3 so với lượng gừng ban đầu.
Lắc đều nồi lên cho hỗn hợp sôi trở lại. Khi nước đã sôi lên và thấy phần gừng đã trong. Tiếp tục cho 2 thìa cafe nước cốt chanh vào. Nấu hỗn hợp thêm khoảng 5p để cho đường tan hết.

Khi đường đã tan hết, bạn sẽ cho 100gr mạch nha vào. Hạ lửa nhỏ cho mạch nha tới đường. Các bạn để khoảng 5p ta sẽ được hỗn hợp kẹo màu nấu và hơi sánh lại với nhau.
Để kiểm tra hỗn hợp kẹo đã được chưa. Các bạn thử giỏ đường đã nấu vào một bát nước. Nếu đường trong bát nước keo lại với nhau và có thể bẻ gãy, tức là hỗn hợp của chúng ta đã hoàn thành.

Bước 4: Cho đậu phộng và mè rang vào hỗn hợp kẹo

Khi hỗn hợp kẹo của các bạn hoàn thành. Các bạn sẽ cho đậu phộng đã bóc vỏ khi nãy vào trộn đều lên. Khi cho đậu phộng vào ta sẽ thấy hỗn hợp kẹo đường bắt đầu khô ráo và kéo dây lại với nhau. Thêm 40gr mè vào trộn đều lên.

Bước 5: Chuẩn bị khuôn

Các bạn chuẩn bị một cái khuôn dài bọc giấy nến ở dưới. Rải đều một lớp mè lên.
Sau đó, ta sẽ đổ hỗn hợp kẹo lạc đã trộn đều vào khuôn. Dùng vật nặng, cán đều hỗn hợp kẹo ra thành một mặt phẳng. Giữ nguyên khoảng 3p cho hỗn hợp kẹo dính đều và chặt lại với nhau.

Bước 6: Hoàn thành món ăn

Đổ lớp kẹo sau khi đã dính chặt với nhau ra ngoài. Khi kẹo vẫn còn hơi ấm, các bạn sẽ tiến hành cắt kẹo luôn. Nếu để kẹo khô và cứng mới cắt thì kẹo sẽ bị nát và vỡ ra. Sẽ xấu và không theo khuôn.
Để kẹo không dính vào dao, ta sẽ bôi một chút dầu ăn lên dao trước khi cắt. Cắt kẹo đều theo chiều dọc, sau đó ta sẽ cắt theo chiều ngang để được những thanh kẹo lạc như ngoài bán. Hoặc các bạn có thể cắt thành những hình vuông theo ý thích.
Vậy là các bạn đã hoàn thành xong món kẹo lạc rồi. Nếu các bạn làm nhiều và không ăn hết trong 1 lần hãy cho vào hộp kín bảo quản trong tủ lạnh và ăn dần. Kẹo lạc khi làm sẽ bảo quản được khoảng hơn 2 tháng. Nên các bạn không cần lo sẽ bị hỏng.

Với bài viết chia sẻ cách làm kẹo lạc, hy vọng các bạn có thể thực hiện thành công món ăn này tại nhà cho gai đình cùng thưởng thức.

Alternate Text Gọi ngay