Tục thờ cúng Thần Tài, Thổ Địa của người Việt | Nguồn gốc, ý nghĩa
Từ xa xưa Thần Tài, Thổ Địa đã trở thành những vị thần quen thuộc với người dân Việt Nam. Việc thờ cúng Thần Tài, Thổ Địa cũng được nhà nhà quan tâm đặc biệt với những người kinh doanh buôn bán. Vậy bạn đã biết nguồn gốc, ý nghĩa cũng như cách bày bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa chưa? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm nhé!
Nguồn gốc, điển tích
Thần Tài
Thần Tài
Theo dân gian truyền lại rằng ngày xưa ngày xưa do một lần say rượu, Thần Tài đã rơi từ tiên giới xuống trần, đầu va vào đá nên ông mất trí nhớ. Tại trần gian ông bị kẻ gian trấn lột, không một xu dính túi, đành phải đi lang thang xin ăn.
Một hôm được ông chủ của cửa hàng vịt quay mời vào và cho ăn no. Kể từ ngày đó cửa hàng của ông chủ bán vịt quay ngày nào vắng vẻ nay đã đông khách, kẻ vào người ra.
Sau một thời gian không thấy Thần Tài làm lụng gì cả mà ngày nào mình cũng phải cho Ngài ăn, người thì hôi thối sợ ảnh hưởng cửa hàng nên ông chủ đã đuổi đi. Thấy thế, ông chủ đối diện liền cưu mang Thần Tài. Từ đó, khách hàng vốn dĩ của ông chủ vịt quay bên kia lại chuyển sang hết cửa hàng bên này.
Thấy thế người ta mới ngộ ra rằng đây đích thị là vị Thần Tài mang lại may mắn, tài lộc cho gia chủ nên ai ai cũng muốn ông về với nhà mình. Ngày ngày người ta thay nhau mua quần áo mới cho ông, tình cờ lại mua ngay bộ quần áo ông đã bị trấn lột lúc mới hạ trần.
Thần Tài mặc lại thì khôi phục lại trí nhớ và quay trở về trời. Kể từ đó mọi người coi Thần Tài như là báu vật và lập bàn thờ, tôn thờ cho đến tận ngày nay.
Thổ Địa
Trong đời sông trước đây của người Việt phần lớn là nhờ vào hoạt động nông nghiệp, mà nông nghiệp thì phải có đất đai, thời tiết, khí hậu,… Trong đó đất đai là thành phần chủ yếu giúp người dân có cuộc sống ấm no hạnh phúc.
Vì vậy Thần Thổ Địa luôn được người dân tôn sùng, kính trọng. Đặc biệt với người dân Nam Bộ ông Địa xem như là một vị thần bảo hộ cho một mảnh vườn, thửa ruộng của họ.
Về hình tượng ông Địa chúng ta thường thấy với chiếc bụng bự, miệng luôn tươi cười, tay cầm quạt, tay cầm điếu thuốc trông có vẻ phương phi, hào sảng, mang đầy chất phong thịnh mà lại không kém phần hài hước. Đây cũng là nét đặc trưng của người dân Nam Bộ.
Với người dân Nam Bộ ông địa gần như không có khoảng cách giữa một vị Thần và người phàm tục. Vì lẽ đó mà bạn sẽ thấy những trường hợp dở khóc dở cười như nếu họ khấn vái, thờ phụng nhưng ông Địa không mang lại mùa màng bội thu, họ làm ăn lỗ thì họ sẽ mang ông Địa ra gốc cây, kẹt đá hoặc thậm chí quăng xuống sông.
Nói chung ông Địa là vị thần quan trọng gia đình. Ngài được xem là một vị phúc thần, không chỉ có vai trò bảo vệ đất đai, ruộng vườn mà còn có nhiệm vụ đưa rước Thần Tài đến nhà, nghĩa là làm cho gia chủ phát đạt giàu có, và kiêm luôn việc giúp cho gia chủ mau lành bệnh và tìm kiếm được những món đồ đã mất.
Ý nghĩa tục thờ Thần Tài, Thổ Địa
Theo quan niệm xưa cho rằng Thần Tài là một dạng thổ thần kiểu Thần Đất (Thần Thổ Địa). Đó là vị thần hộ mệnh của xóm làng, cai quản đất đai, phù hộ con người và gia súc trong xóm làng.
Ngày xưa, khi những người dân Việt đi khai hoang, họ gặp nhiều khó khăn và ý niệm về các vị thần hình thành từ đó làm chỗ dựa tâm linh của họ trên con đường mưu sinh.
Thần Đất là vị thần bảo hộ đất đai, hoa màu thể hiện tính nông nghiệp đồng thời là vị thần trông coi tiền tài, vàng bạc. Đây cũng là dấu ấn của thời kỳ kinh tế thương nghiệp. Chính vì vậy trên bàn thờ Thần Tài thường có thêm Thần Thổ Địa là vì thế.
Thần Tài, Thổ Địa được xem là cặp đôi mang lại nhiều may mắn và tài lộc cho gia chủ. Nếu như Thần Tài người ta cúng hoa quả thì trái lại Thổ Địa lại cúng chuối xiêm, thuốc lá hay cúng ly cà phê. Thông tường Thần Tài người Hoa kính trọng và khấn vái nhiều, thì trái lại người Việt luôn luôn khấn vái Ông Địa.
Vào ngày Tết, vai trò của Thần Tài càng được xem trọng hơn. Người ta lo trang hoàng nhà cửa, sửa soạn cho ông sạch sẽ, nếu vị thần này đã quá cũ hay bị hư thì sẽ thỉnh vị mới về hoặc bàn thờ cũ hay bị hư cũng được thay thế bàn thờ mới. Họ tin rằng năm mới, mọi thứ đều ngăn nắp và bàn thờ Thần Tài có sạch sẽ thì làm ăn mới phát tài.
Cách sắp xếp bàn thờ chuẩn, mang lại tài lộc
Những vật phẩm cần có
Để sắp xếp một bàn thờ Thần Tài, ông Địa đúng chuẩn bạn phải chuẩn bị đầy đủ các vật phẩm sau đây:
- Tượng Thần Tài, ông Địa
- Bài vị
- Bát hương
- Ba hũ đầy gạo, nuối và nước
- Lọ hoa tươi và đĩa trái cây tươi.
- Khay hình chữ Nhất xếp 5 chén nước.
- Tô sứ nông đựng đầy nước và cánh hoa tươi.
- Cóc ngậm tiền.
- Phật Di Lặc
Tùy vào điều kiện và mục đích của mỗi gia đình mà các vật phẩm có thể thiếu một vài món, điều này không ảnh hưởng nhiều đến tài lộc, vận khí của gia chủ.
Vị trí đặt, cách bày trí bàn thờ
Cách bày trí bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa cũng rất quan trọng mà gia chủ cần quan tâm. Đặt đúng vị trí tài lộc vào nhà, đặt sai vị trí lộc không giữ được. Bạn có thể tham khảo cách bày trí dưới đây nhé.
- Tượng Thần Tài, ông Địa: Sắp Thần Tài bên trái, ông Địa bên phải theo hướng nhìn từ ngoài nhìn vào.
- Bài vị: Đặt bên trong cùng của bàn thờ.
- Bát hương: Đặt ở giữa bàn thờ và nên dán cố định lại để tránh việc di động khi lau dọn.
- Ba hũ đầy gạo, muối và nước: Đặt ở vị trí giữ Thần Tài Và Ông Địa. Chỉ cần thay ba hũ này vào lúc cuối năm.
- Lọ hoa tươi và đĩa trái cây tươi: Đặt lọ hoa bên tay phải và đĩa quả cây bên tay trái theo hướng từ bên ngoài nhìn vào.
- Khay hình chữ Nhất xếp 5 chén nước: thể hiện cho ngũ phương và cũng là tượng trưng cho Ngũ Hành phát sinh phát triển. Đặt ở giữa phía trước bát hương (nhiều người sẽ đjăt theo hình chữ thập tượng trưng ngũ phương, ngũ hành).
- Tô sứ nông đựng đầy nước và cánh hoa tươi: Đặt ngoài cùng trên mặt đất. Tượng trưng cho Minh Đường Tụ Thủy, giúp giữ tiền bạc.
- Cóc ngậm tiền: Đặt cóc Thiềm Thừ ở phía bên phải từ ngoài nhìn vào. Sáng thắp hương quay cóc ra ngoài để đón lộc. Tối quay cóc vào để giữ lộc và giữ tiền bạc không thất thoát.
- Phật Di Lặc: Ngài sẽ giúp quản lý và ngăn chặn các vị thần không làm những điều sai trái.
Những lưu ý khi thờ Thần Tài, Thổ Địa
- Nên đặt bàn thờ ở gần cửa ra vào.
- Không nhất thiết phải mua nhiều lễ vật đắt tiền, phải đảm bảo lễ vật dâng cúng luôn tươi, sạch sẽ, không bị hư hỏng trên bàn thờ.
- Nơi đặt bàn thờ phải sạch sẽ, sáng sủa, tránh thú cưng đến gần.
- Lưu ý nên dọn dẹp, lau chùi bàn thờ vào các ngày rằm, mùng 1 và mùng 10 hàng tháng, nếu vệ sinh hàng ngày càng tốt.
- Sau khi thắp hương, gạo, muối, rượu không nên vãi ra ngoài đường mà nên giữ lại trong nhà, mang ý nghĩa giữ lại tài lộc
- Trong những ngày bình thường, gia chủ cũng nên thắp hương vào 2 thời điểm trong ngày, tầm 6-7h sáng và 6-7h tối với khoảng 5 nén hương cùng với nước, hoa quả hoặc bánh kẹo để tỏ lòng thành kính.
- Với những hộ gia đình mới lập bàn thờ Tài Thần thì thắp hương liên tục trong vòng 100 ngày để tụ khí.
Hy vọng với bài viết trên bạn sẽ biết về nguồn gốc, ý nghĩa của tục thờ cúng Thần Tài, Thổ Địa trong gia đình. Nếu thấy bài viết hữu ích bạn hãy chia sẻ để bạn bè và mọi người cùng biết nhé.
Nguồn tìm hiểu thêm :
Source: https://suadieuhoa.edu.vn
Category : Nhà Cửa