Cấu tạo của bình nước nóng gián tiếp có gì đặc biệt?

Cấu tạo của bình nước nóng gián tiếp có gì đặc biệt?

Không phải cứ là bình nước nóng thì đều có cấu tạo giống hệt nhau. Bình nước nóng gián tiếp thường có cấu tạo đặc biệt hơn và mỗi bộ phận lại có những nhiệm vụ khác nhau.

Máy nước nóng gián tiếp hay còn được gọi là bình nóng lạnh gián tiếp là thiết bị làm ấm nước không thể thiếu trong mỗi căn phòng tắm của gia đình, nhà nghỉ, khách sạn, trường học, bệnh viện…

Bình nóng lạnh gián tiếp có nhiều kiểu dáng khác nhau: Hình vuông, hình trụ hay hình chữ nhật. Mặc dù khác nhau về kiểu dáng nhưng chúng có cấu tạo giống nhau. 

  1. 14 Địa chỉ sửa bình nóng lạnh tại Hà Nội
  2. Trung tâm bảo hành bình nóng lạnh Ariston tại Hà Nội

Máy nước nóng gián tiếp có cấu tạo gồm 9 bộ phận chính: Lớp vỏ nhựa bên ngoài, lớp cách nhiệt bảo ôn bên trong, ruột bình chứa, núm chỉnh nhiệt độ, thanh Magie, thanh điện trở, đường nước lạnh vào, đường nước nóng ra, rơ le nhiệt.

Mỗi bộ phận trên máy nước nóng gián tiếp sẽ có nhiệm vụ riêng, cụ thể như sau:

01 – Lớp vỏ nhựa của bình nóng lạnh

Hầu hết các bình nóng lạnh gián tiếp của các hãng nổi tiếng trên thị trường như: Ariston, Ferroli, Rossi, AQUA, Sơn Hà, Panasonic… đều được làm từ chất liệu nhựa chống thấm nước đạt tiêu chuẩn IPX1, IPX4…

02 – Lớp cách nhiệt (bảo ôn)

Lớp cách nhiệt có nhiệm vụ giữ nhiệt cực tốt, giúp nước trong bình nóng lâu, giảm thiểu tổn thất nhiệt. Lớp cách nhiệt mật độ càng cao, càng dày sẽ càng kéo dài thời gian giữ nhiệt, tiết kiệm tối đa điện năng tiêu thụ. 

03 – Ruột bình chứa

Đây là bộ phận rất quan trọng để lưu trữ nước sau khi được làm nóng. Lớp ruột bình chứa thường được các nhà sản xuất tráng thêm một lớp men bảo vệ để giảm thiểu tình trạng đóng cặn bẩn ở ruột bình cũng như bảo vệ linh kiện khỏi nguy cơ hư hỏng, chập mạch do nước trong bình bị rò rỉ. Tuy nhiên, mỗi hãng sẽ sử dụng các loại men khác nhau như men Titan, men Titanium, men kim cương nhân tạo…

04 – Núm điều chỉnh nhiệt độ làm nóng nước 

Tùy theo model mà nút chỉnh nhiệt độ có thể thiết kế ở dạng núm vặn xoay hay dạng nút nhấn điện tử, nút cảm ứng. Nút này sẽ giúp người dùng có thể chọn mức nhiệt độ nước nóng theo mong muốn, tiết kiệm điện năng sử dụng. 

05 – Thanh Magie

Mặc dù trong ruột bình đã được tráng men để hạn chế đóng cặn, chống han gỉ nhưng vẫn còn sót một số điểm nhỏ không được tráng men dễ bị gỉ hoặc ăn mòn khi tiếp xúc với nước và môi trường nhiệt độ cao. Vì vậy, nhà sản xuất đã trang bị thêm thanh Magie để hạn chế quá trình han gỉ tại các điểm hở này, giúp bảo vệ ruột bình chứa không bị thủng.

Thanh Magie này có thể thay thế được. Người dùng nên thay mới khi thanh Magie tan hết như vậy sẽ kéo dài độ bền cho bình nước nóng. Thời gian thay thế khoảng 2 năm 1 lần.

06 – Thanh điện trở 

Thanh điện trở là bộ phận gia nhiệt để làm nóng nước. Thanh gia nhiệt chủ yếu làm bằng đồng hay inox 304 để chống quá nhiệt và gia tăng độ bền. 

07 – Đường nước nóng ra

Đây là đường ra nước nóng để người dùng có thể tắm. 

08 – Đường nước lạnh vào

Là đường cấp nước lạnh vào trong bình, từ đó thanh điện trở sẽ làm nóng nước. 

09 – Rơ le nhiệt

Khi nhiệt độ đạt mức cài đặt, rơ le nhiệt sẽ cảm biến và tự động ngắt tính năng làm nóng của máy để đảm bảo an toàn.

Nguồn: SUADIEUHOA.EDU.VN

Alternate Text Gọi ngay