Cách gói bánh chưng xanh mướt cho ngày Tết cổ truyền

Những ngày Tết Nguyên Đán đang cận kề và chúng ta lại không thể thiếu được những món ăn ngày Tết, những nồi bánh chưng ấm áp cả gia đình quây quần bên nhau. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ tới các bạn cách làm bánh chưng ngày Tết nhé.

I. Bánh chưng_ món ăn không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền

Gạo nếp Bắc, thịt lợn, đỗ xanh, lá dong, lạt là những thành phần cần thiết để gói nên chiếc bánh chưng đậm hương vị Bắc cho gia đình bạn. Dùng để cúng ông bà, làm quà biếu hoặc để dùng cho gia đình trong ba ngày Tết. Bạn có thể dễ dàng đặt mua ở các cửa hàng gói bánh chưng sẵn. Tuy nhiên, nếu muốn tự làm bánh chưng cho cả gia đình thì hãy cùng tham khảo công thức dưới đây nhé.

II. Nguyên liệu cần có để làm được bánh chưng( khoảng 10 chiếc bánh)

– Lá dong: 1 tập xanh mướt, tươi
– Gạo nếp: 2 kg
– Đỗ xanh: 1 kg
– Thịt lợn: 1,5kg
– Lạt buộc
– Gia vị nêm nếm: muối, hạt tiêu, hạt nêm,…( không được dùng nước mắm cho bánh chưng vì bánh chưng sẽ rất dễ bị chua và thiu)

Lưu ý trong cách lựa chọn nguyên liệu chế biến

– Lá dong tươi, to bản, đều nhau, không bị rách, màu xanh mướt
– Gạo nếp chọn loại gạo ngon, hạt tròn và đều
– Thịt lợn sẽ chọn phần thịt ba chỉ (ba dọi) với sự kết hợp của mỡ và nạc cho nhân bánh vị béo đậm đà.

III. Cách làm bánh chưng ngày Tết cổ truyền tại nhà

Bước 1: Ngâm các nguyên liệu

2kg gạo nếp và 1kg đậu xanh việc đầu tiên các bạn cần làm là tiến hành vo gạo và đậu xanh thật sạch trước. Đổ hết phần nước vo và tiến hành ngâm gạo và đậu xanh trong khoảng 8 tiếng. Khi ngâm, các bạn lưu ý là cần ngâm đậu xanh và gạo và chậu to vì chúng sẽ còn nở ra nữa. Thêm mỗi chậu khoảng 1 thìa canh muối cho đậm đà.
Lạt ta cũng sẽ tiến hành ngâm nước bằng với thời gian ngâm gạo và đậu xanh.

Bước 2: Rửa lá dong

Lá dong các bạn sẽ rửa từng lá thật sạch hai mặt và lau thật khô. Rửa càng sạch bánh càng đỡ bị mốc về sau.
Và môt lưu ý trước khi gói, lá dong được người gói bánh dùng dao bài mài thật sắc (loại dao nhỏ chuyên dùng để gọt) cắt lột bỏ bớt cuộng dọc sống lưng lá để lá bớt cứng, để ráo nước (nếu lá quá giòn có thể hấp một chút để lá mềm dễ gói).

Bước 3: Tẩm ướp gia vị cho các nguyên liệu

Khi gạo và đậu xanh đã đủ thời gian ngâm, các bạn sẽ chắt hết nước, xóc khô và để thật ráo nước nhé. Gạo và đậu xanh mỗi phần, các bạn sẽ nêm thêm 1 thìa cafe muối, xóc đều cho gạo và đậu xanh được thấm đều gia vị.
Thịt lợn các bạn sẽ thái thành miếng to bản và dài. Tiến hành tẩm ướp 1 thìa café muối, 1 thìa café hạt nêm và 3 thìa cafe hạt tiêu. Trộn đều cho thịt ngấm đều gia vị và để thêm 1 tiếng nữa. Nếu bạn nào thích có thể cho thêm hành tím nhỏ trong quá trình ướp thịt nhé.

Bước 4: Gói bánh chưng

Sau khi đã chuẩn bị xong xuôi hết tất cả nguyên liệu, ta sẽ đến bước gói bánh chưng. Thông thường, người làm sẽ có 2 cách trong quá trình thực hiện. Một là gói bánh bằng tay. Hai là gói bánh theo khuôn có sẵn.

Cách 1: Gói bánh bằng tay
Rải lạt xuống mâm tròn tạo hình chữ thập. Đặt 2 chiếc lá dong lên trên lạt, nằm chồng 1/2 theo chiều dài lá lên nhau. Chú ý phải quay mặt trên của 2 lá ra phía ngoài và mặt kém xanh hơn (mặt dưới) vào trong. Lượt sau: 2 lá rải như lượt đầu nhưng vuông góc với lượt đầu, chú ý là lần này lại phải làm ngược lại. Quay mặt lá xanh hơn lên trên, mặt lá kém xanh hơn úp xuống dưới.
Gạo nếp các bạn xúc 1 bát đầy đổ vào tâm của hình chữ thập, dùng tay gạt đều, tạo hình vuông mỗi cạnh 20 cm. Lấy 1 nắm đỗ xanh bóp nhẹ và rải đều vào giữa vuông gạo đến gần hết bìa gạo.

Thịt lớn lấy 1-2 miếng tùy theo cỡ, đặt vào giữa bánh
Lấy 1 lớp đỗ xanh nữa rải đều lên trên mặt thịt
Xúc 1 bát gạo nữa đổ đều lên trên mặt bánh. Dàn đều sao cho che hết được đậu xanh và thịt
Gấp đồng thời 2 lá dong lớp trên vào, vừa gấp vừa vỗ nhẹ để tạo hình khối vuông
Dùng lạt buộc xoắn vào thành hình chữ nhật. Vậy là chiếc bánh chưng của các bạn đã hoàn thành.

Cách 2: Gói bánh bằng khuôn
Các bạn sẽ chọn loại khuôn vuông tùy theo kích cỡ bánh chưng mà gí đình muốn gói. Đặt khuôn xuống, xếp lá như cách làm trên. Và các bạn cũng sẽ cho lần lượt nguyên liệu như trên. Cuối cùng là buộc lạt chặt lại là được.

Bước 5: Luộc bánh chưng

Chuẩn bị nồi to, xếp lá dong thừa xuống dưới đáy nồi. Xếp từng chiếc bánh chưng theo hàng đều nhau. Đổ nước đầy sấp mặt bánh chưng.
Cuối cùng là đi luộc bánh. Các bạn sẽ đi luộc bánh trong khoảng thời gian là 10 tiếng để cho bánh được chín.
Trong quá trình luộc bánh chưng nếu cảm thấy cạn nước thì các bạn cần tiếp ngay thêm nước vào. Tránh để bánh chưng bị cháy. Khi luộc bánh được nửa thời gian, lưu ý là cần trở bánh lại cho bánh được chín đều.

Bước 6: Ép bánh

Khi bánh chưng đã chín, vớt bánh ra ngoài. Các bạn sẽ ngâm bánh trong nước lạnh trước 20p. Và rửa lại toàn bộ phần nhớt bên ngoài của bánh chưng. Sau đó, đem bánh chưng đi ép khoảng 10 tiếng nữa để chảy hết nước.

Bước 7: Thưởng thức thành phẩm

Bánh chưng sau khi ép xong là các bạn đã hoàn thành và có thể thưởng thức ngay được rồi. Tuy nhiên, bánh chưng vừa mới làm xong sẽ khá là dính là trong quá trình bóc.


Bóc và cắt bánh bằng lạt, thưởng thức ngay thôi. Các bạn sẽ cảm nhận thấy hương vị đậm đà của gạo và đậu xanh, thịt thơm và đậm vị. Bánh dền, dẻo, rất đưa miệng khi thưởng thức.

Tổng kết

Để làm được một nồi bánh chưng đúng chuẩn, đòi hỏi người thực hiện cần có sự kiên nhẫn và tỉ mỉ trong từng khâu. Nhất là khâu gói bánh phải có sự khéo léo nếu không bánh sẽ bị bục trong khi luộc. Hy vọng qua bài viết chia sẻ trên, các bạn có thể biết thêm cách làm về những chiếc bánh chưng trong ngày Tết cổ truyền. Cả gia đình cùng nhau quây quần bên nồi bánh chưng thì còn gì tuyệt vời hơn.

Alternate Text Gọi ngay