Bánh đa cua Hải Phòng đặc trưng của thành phố cảng

Không phải tự nhiên mà người ta nói rằng “ Hải Phòng là vùng đất ăn chơi”. Quả thực đúng là như vậy. Vùng đất cảng này có nhiều món ăn đặc sản nổi tiếng khắp cả nước, mà thực khách nhất định khi tới Hải Phòng. Đó là: lẩu cua, bánh đa cua Hải Phòng, nem cua bể,… Bánh đa cua Hải Phòng là một trong những món ăn đặc trưng mang đậm chất cuộc sống nơi đây. Vị ngọt của cua đồng cùng bánh đa dai mềm, hòa quyện với nước lèo đậm đà. Vậy các bạn có biết cách làm món bánh đa cua Hải Phòng này như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn làm món bánh đa cua đúng chất Hải Phòng nhé.

I. Có câu nói: “ Nhớ Hải Phòng là nhớ bánh đa”

Bánh đa cua Hải Phòng là niềm tự hào của người dân đất cảng. Và trên mọi miền Tổ Quốc, đều in đậm mùi hương trứ danh của món bánh đa cua này. Đến Hải Phòng, ta có thể bắt gặp các quán bánh đa bày bán tấp nập trên khắp nẻo đường của thành phố. Người dân Hải Phòng từ người già đến trẻ nhỏ đều coi đó là món ăn không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Từ nhà hàng sang trọng, các quán bình dân hay đơn giản chỉ là gánh bán ven đường. Tất cả đã tạo dựng lên thương hiệu bánh đa cua Hải Phòng mà bất cứ khách du lịch nào khi đến thăm thành phố cảng đều nên thử.

Tại sao bánh đa cua Hải Phòng lại được yêu thích đến như vậy?

Tại mỗi vùng miền, công thức nấu được biến tấu cùng một số đồ ăn đi kèm được thay đổi để hương vị thêm phong phú và đa dạng hơn. Nhưng bản chất vẫn là bánh đa đỏ tran với nước dùng được làm từ thịt cua kèm một số nguyên liệu khác. Tạo nên hương vị không thể lẫn vào đâu được.

Những sợi bánh đa to bản ngập trong nước dùng cua sánh vàng. Gạch cua được phi thơm cùng hành tím khiến món ăn trở nên béo ngậy hơn. Cùng với đó là màu đen sẫm của chả lá lốt, màu vàng nhạt của thịt viên, màu xanh của rau muống. Thêm chút sắc đỏ của ớt làm nên một món ăn tròn vị, hương thơm đậm đà, nghi ngút cả vùng trời. Mùa hè với thời tiết nóng bức thì đây là món ăn giải nhiệt với vị ngọt, thanh của rau muống. Mùa đông với thời tiết lạnh giá, được xì xụp món bánh đa béo ngậy, nóng hổi thì còn gì bằng. Ai đã đến Hải Phòng mà không thử qua hương vị này thì quả thật sai sót và đáng tiếc.

II. Vậy món bánh đa cua Hải Phòng cần những nguyên liệu gì để chế biến?

1. Nguyên liệu sử dụng làm bánh đa

– 1 kg cua đồng
– 20g gạch cua
– 300 sườn non( nếu bạn chọn số lượng cua nhiều thì có thể bỏ qua nguyên liệu này)
– 200g thịt nạc vai băm
– 300g chả cá chiên
– 300g mỡ lợn
– 20g hành tím băm
– 50g nấm mèo hoặc nấm hương để làm chả lá lốt
– 1 ít lá lốt
– 5g tôm khô
– 15g mắm tôm
– 15g nước cốt me
– 2 trái cà chua
– Bánh đa đỏ
– Gia vị bao gồm: hạt nêm, đường, tiêu, nước mắm, dầu ăn, bột canh, bột ngọt.
– Rau ăn kèm: xà lách, cần nước, tía tô, rau muống, ngò rí, rau nhút( tùy theo khẩu vị của mỗi người)

 

2. Lưu ý khi mua nguyên liệu

– Khi mua cua, nên chọn cua đồng cái, chắc nhỏ, lượng gạch vàng trong mai cua nhiều.
– Nếu sử dụng rau mống thì nên chọn cọng giòn, ngọt, xanh mướt. Khi luộc nên ăn cùng với bánh đa sẽ ngon hơn.

III. Các bước thực hiện để nấu cua đồng

Bước 1: Sơ chế cua đồng

Khi mua cua đồng về hãy làm sạch cua với một chút muối tinh. Cho cua vào nồi xóc sạch cua cùng với nước
Tiến hành bóc mai cua. Lấy hết gạch trên mai cho vào một bát nhỏ.
Giã cua cùng với một chút muối. Nếu nhà bạn có máy xay thì cho hết cua đã bóc cùng một chút muối để xay nhuyễn.
Khi cua đồng đã được xay nhuyễn ta tiến hành lọc thịt cua. Sử dụng lưới lọc để loại bỏ xác cua dư lại. Chú ý bước này nên lọc sạch thịt cua, đảm bảo lấy hết tất cả phần thịt cua.

Bước 2: Lọc phần nước cua

Cho nước cua vừa lọc vào một cái nồi bắc lên bếp với lửa lớn. Dùng muỗng khuấy đều theo chiều kim đồng hồ để tránh thịt cua dính dưới đáy nồi.
Khi nước dùng gần sôi, chú ý các bạn không nên khuấy nồi nước để thịt cua có thể nổi lên bề mặt.
Sau đó, các bạn tiến hành với thịt cua ra một cái bát để tí nữa sử dụng.

Bước 3: Làm tóp mỡ

Rửa sạch mỡ lợn cùng với một chút muối. Sau đó, cắt thành từng miếng nhỏ, đem chiên để làm tóp mỡ. Phần mỡ lợn tiết ra sẽ dùng để phi hành tím cùng gạch cua cho vào nồi nước dùng. Nếu các bạn không mua được mỡ lợn thì có thể thay thế bằng dầu ăn. Tuy nhiên, màu sắc của món ăn sẽ không được sánh, béo ngậy như khi sử dụng mỡ lợn.

Bước 4: Làm chả lá lốt và một số nguyên liệu khác

Cho 200g thịt nạc xay vào bát lớn. Thêm muối, hạt nêm, mì chính, tiêu, hành tím băm cùng nấm mèo trộn đều.
Rửa lá lốt và bắt đầu cuốn chả.
Bắc chảo lên bếp thêm một chút dầu ăn. Chiên vàng món chả lá lốt vừa cuốn.
Chiên phần chả cá đã mua và cắt thành miếng vừa ăn.
Luộc rau muống. Lưu ý lên luộc sơ qua để rau muống vẫn giữ được độ xanh và giòn của rau.

Bước 5: Nấu nước dùng cua

Lấy phần mỡ lợn vào chảo, phi thơm hành tím, cho phần gạch cua vào đảo đều.
Cho phần vừa đảo vào nồi nước dùng cua, thêm gia vị, 5g tôm khô, 15g mắm tôm, 15g nước cốt me và cà chua. Đun sôi, nêm phần gia vị cho vừa ăn.

Bước 6: Trình bày và thưởng thức

Bánh đa cua trần qua nước sôi cho vào một cái bát. Thêm thịt cua, chả lá lốt, chả cá, rau muống. Chan nước dùng vào và thưởng thức thành phẩm.
Phần bánh đa vừa phải, thịt cua mềm, chả lá lốt đậm vị cùng với đó là nước dùng thơm béo ngậy. Một món ăn với đầy đủ chất dinh dưỡng đậm đà hương vị. Bạn có thể ăn kèm với một chút tóp mỡ và ớt chưng để món ăn thêm hoàn thiện hơn.
Bánh đa cua Hải Phòng là một món ăn tương đối dễ làm, chỉ mất khoảng 60p chế biến chúng ta có thể thưởng thức món ăn nổi tiếng của Hải Phòng.

Lời kết

Bánh đa cua là món ăn đặc trưng cũng như là bản sắc của vùng đất Hải Phòng. Món ăn hiện đang có mặt trên nhiều hàng quán trải dài trên mọi miền đất nước. Mỗi vùng miền, mỗi hương vị và phong cách nấu riêng. Nhưng bát bánh đa cua vẫn giữ được bản chất hương vị, mang đến cho mọi người một món ăn có giá trị về cả vật chất và tinh thần.

Alternate Text Gọi ngay