Xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ có cần nhịn ăn không?

Xét nghiệm giúp hỗ trợ chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ là một trong những xét nghiệm được khuyến cáo nên làm đối với mỗi phụ nữ trong thời kỳ mang thai vì những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra với mẹ và bé.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Đỗ Thị Hoàng Hà – Bác sĩ Hóa sinh, Khoa Xét nghiệm – Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng. Bác sĩ đã có 11 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực hóa sinh lâm sàng.

1. Triệu chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ là đái tháo đường được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ và không có bằng chứng Đái tháo đường typ 1 hoặc typ 2 trước đó. Nếu phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu được phát hiện tăng glucose máu sẽ được chẩn đoán là đái tháo đường mới phát hiện, chưa được chẩn đoán trước đó và dùng tiêu chuẩn chẩn đoán như ở người không có thai.

Trong tuần thai từ 24-28 của thai kỳ, do các hormone của nhau thai làm rối loạn việc sản xuất insulin cũng như lượng insulin cần thiết để cơ thể mẹ sử dụng tăng lên khiến lượng insulin thiếu hụt dẫn đến không điều hòa được lượng đường trong máu gây tiểu đường thai kỳ.

Mặc dù tiểu đường thai kỳ chỉ xuất hiện trong thời gian mang thai và đại đa số thai phụ sẽ tự hết sau khi sinh con nhưng bệnh vẫn vô cùng nguy hiểm đối với cả mẹ và thai nhi. Đái tháo đường trong thời gian mang thai liên quan mật thiết với tăng nguy cơ các tai biến sản khoa như tiền sản giật cao gấp 4 lần người bình thường, thai dị dạng, thai chết lưu, thai to so với tuổi thai và các biến cố sản khoa quanh cuộc đẻ (băng huyết, gây khó sinh do vai của thai nhi phát triển quá lớn, gây sinh non, thai lưu, vỡ ối và đa ối).

Đại đa số những trường hợp đái tháo đường thai kỳ thường không có triệu chứng hoặc biểu lộ, nếu có thì những triệu chứng nhận biết tiểu đường thai kỳ gồm có :

  • Đi tiểu nhiều và thường xuyên: Lượng đường trong máu quá cao không thể chuyển hóa hết nên thận phải làm việc hết công suất để đào thải ra ngoài

Đi tiểu nhiều lần trong ngày

  • Khát nước thường xuyên: Khi glucose và đường huyết tăng cao trong cơ thể, nó có xu hướng hút nước từ các mô và khiến thai phụ bị mất nước kèm với thai phụ đi tiểu thường xuyên nên phải uống nước nhiều hơn để bổ sung đủ nước cho cơ thể.
  • Viêm nhiễm vùng kín: Vùng kín dễ bị nhiễm nấm và khó vệ sinh, làm sạch
  • Mệt mỏi, khó chịu, cân nặng bị ảnh hưởng, mờ mắt và luôn cảm thấy đói dù đã bổ sung rất nhiều năng lượng.

2. Đối tượng dễ bị tiểu đường thai kỳ

Không phải bất cứ thai phụ nào cũng bị tiểu đường thai kỳ, tuy nhiên thai phụ ở trong nhóm người sau có nguy cơ cao bị tiểu đường trong thời kỳ mang thai:

  • Gia đình có người thân quan hệ gần bị tiểu đường
  • Thai phụ bị béo phì, thừa cân
  • Thai phụ từ 35 tuổi trở nên có nguy cơ cao bị tiểu đường thai kỳ
  • Thai phụ đã từng có tiền sử bị tiểu đường thai kỳ trong các lần mang thai trước
  • Thai phụ đã từng sinh con lớn hơn 4kg
  • Thai phụ có buồng trứng đa nang
  • Thai phụ đã từng có tiền sử thai lưu không rõ nguyên nhân.

Buồng trứng đa nang

3. Tại sao phải xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Mặc dù đái tháo đường thai kỳ có 1 số ít triệu chứng để nhận ra, tuy nhiên không phải thai phụ nào cũng nhận ra được và một số ít triệu chứng bệnh không rõ ràng càng gây khó dễ phát hiện ra bệnh. Vì vậy, xét nghiệm nồng độ đường trong máu cũng như nhìn nhận dung nạp đường là cách duy nhất để xác lập thai phụ có bị đái tháo đường hay không .Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có 2 cách là xét nghiệm một bước và xét nghiệm hai bước :

  • Xét nghiệm 1 bước ( one-step strategy): Sử dụng nghiệm pháp dung nạp đường huyết qua đường uống. Phương pháp này thai phụ chỉ cần đến cơ sở y tế để làm nghiệm pháp glucose trong vòng 2 giờ bằng cách dùng một lượng glucose tương đương với 75g glucose, hòa tan trong 250-300 ml nước, uống trong 5 phút; trong 3 ngày trước đó bệnh nhân ăn khẩu phần có khoảng 150-200 gam carbohydrat mỗi ngày, lấy máu tại thời điểm trước khi uống đường, sau uống đường 1h và sau uống đường 2h để xét nghiệm Glucose và bác sĩ sẽ chẩn đoán đái tháo đường nếu có một chỉ số glucose trong 3 chỉ số glucose vượt ngưỡng.
  • Xét nghiệm 2 bước ( two-step strategy): Bao gồm bước đầu là xét nghiệm glucose lúc đói để sàng lọc xem thai phụ có nguy cơ bị đái tháo đường hay không, nếu kết quả ở ngưỡng rối loạn dung nạp lúc đói hoặc ngưỡng chẩn đoán đái tháo đường thì sẽ chuyển sang bước hai là xét nghiệm dung nạp glucose như trên để có chẩn đoán chính xác về bệnh đái tháo đường thai kỳ

4. Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có phải nhịn ăn không?

4.1 Đối với xét nghiệm dung nạp glucose và xét nghiệm đường máu lúc đói

Đối với xét nghiệm dung nạp glucose và xét nghiệm đường máu lúc đói thì thai phụ phải nhịn ăn tối thiểu là 8 tiếng, thường được khuyến nghị không nạp bất kỳ lượng carbonhydrate nào trong 8-12 tiếng trước khi xét nghiệm. Nếu thai phụ ăn trước khi đi xét nghiệm tiểu đường, chất dinh dưỡng sẽ chuyển hóa thành glucose để thành ruột hấp thu chuyển hóa thành nguồn năng lượng đi nuôi khung hình, khi đó lượng đường trong máu cao, làm xét nghiệm sẽ không có tác dụng đúng chuẩn .
Nhịn ăn

4.2 Đối với xét nghiệm đường glucose ngẫu nhiên

Tuy nhiên, đối với xét nghiệm đường glucose ngẫu nhiên, bệnh nhân không cần phải nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm. Máu sẽ được lấy từ cánh tay của thai phụ và tùy vào nồng độ glucose mà thai phụ sẽ làm thêm các xét nghiệm đường huyết hoặc xét nghiệm dung nạp glucose để có chẩn đoán cuối cùng về tiểu đường thai kỳ.

Ngoài ra, trước khi đi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, thai phụ nên hạn chế sử dụng những chất kích thích như cafe, chè, thuốc lá để xét nghiệm có tác dụng đúng chuẩn nhất .

Xem thêm : Hướng dẫn chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số

hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Alternate Text Gọi ngay