Chuyên gia trả lời câu hỏi về sức khỏe của phụ huynh về Tâm lý trẻ

Sự tăng trưởng của trẻ là một quy trình phong phú và liên tục, chịu tác động ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố trong cách nuôi dưỡng và chăm nom. Trong sự tăng trưởng của mình trẻ sẽ gặp nhiều yếu tố ảnh hưởng tác động gây ra những yếu tố trong những nghành về hoạt động, năng lực tiếp xúc, ứng xử, và tăng trưởng ngôn từ, chậm tăng trưởng … cần có sự chăm sóc của cha mẹ để không làm cho thực trạng trở nên nặng nề gây ra những trở ngại trong tiến trình tăng trưởng của bé sau này. Chuyên đề sức khỏe kỳ này TS. BS Đinh Thạc – Trưởng khoa Tâm Lý – Bệnh viện Nhi Đồng 1 sẽ tư vấn, giải đáp vướng mắc của cha mẹ về những yếu tố tâm ý của trẻ .
TS. BS Đinh Thạc – Trưởng khoa Tâm lý – Bệnh viện Nhi Đồng 1

Câu hỏi của phụ huynh L.T.T nhà ở huyện Chợ Mới, An Giang: Chào bác sĩ. Bé nhà em gần 4 tuổi nhưng đến giờ bé vẫn chưa biết nói chuyện và biết đi. Gần đây tình cờ có trong lúc đi khám bệnh cho bé thì vô tình có 1 bác sĩ bảo mẹ nên cho bé đi khám bên thần kinh vì thấy hành động và cử chỉ của bé có dấu hiệu của hội chứng tăng động. Vừa chuyện này lại vừa chuyên kia em không biết nên chữa thế nào trước cho bé nữa mong bác sĩ giúp em với. Em rối quá.

Trả lời: Xin chào chị. Theo thông tin chị cung cấp, cháu bé hiện tại đã 4 tuổi mà chưa biết nói và chưa biết đi cho thấy bé có biểu hiện của tình trạng chậm phát triển ngôn ngữ và chậm phát triển tâm vận động. Ngoài ra, mẹ còn cho biết thêm là bé có những biểu hiện gợi ý của chứng “tăng động” khi đi khám ở một bác sĩ, chứng bệnh này thường làm cho cha mẹ lo lắng và việc chăm sóc bé gặp nhiều khó khăn, để biết rõ trẻ có bị chứng tăng động hay không chị nên sắp xếp cho cháu đi khám sớm chuyên khoa thần kinh và tâm lý. Hiện tại chị ở An Giang nên có thể đăng ký khám cho tâm lý cho bé qua tổng đài điện thoại, bằng cách gọi vào đường dây đăng ký khám tâm lý theo số tổng đài: 19007299. Chào thân mến./.

Câu hỏi của phụ huynh N.T.N.H nhà ở Tây Ninh: Bé nhà mình sinh ngày 24/06/2018. Lúc 19 tháng bé có thể gọi mẹ, ba, cha, bà, bò, ếch, chanh! Nhưng gần 5 tháng nay bé không chịu nói nữa! Khi nào xem tivi bé thích gì đó bé mới lặp lại! Ngoài ra gọi bé nhưng bé ko để ý! Có chỉ dạy bé nhưng bé không làm theo, thích làm theo ý mình! Xin hỏi, tôi nên đưa bé khám ở đâu ạ!

Trả lời: Cám ơn chị đã đặt câu hỏi đến trang web bệnh viện. Cháu bé đã 28 tháng mà chỉ nói vài từ đơn như nêu trên là biểu hiện của chậm phát triển ngôn ngữ so với tuổi (còn gọi là chậm nói), với bé ở độ tuổi với bé nhà mình bình thường cũng nói được từ 30 – 40 từ. Trẻ em, nhất là trẻ nhỏ dưới 3 tuổi rất thích xem tivi và bắt chước nói theo đây là cách mà bé học ngôn ngữ từ môi trường xung quanh, tuy nhiên học ngôn ngữ qua phương tiện nghe nhìn chỉ là biện pháp thụ động một chiều thường sẽ làm cho bé chậm nói hay bị thoái lui phát triển ngôn ngữ. Trẻ không có ngôn ngữ thường ít chú ý môi trường xung quanh cũng có khi trẻ bị giảm thính lực hay một rối loạn tâm lý nào đó. Chị nên cho cháu đi khám tâm lý sớm để biết được vấn đề tâm lý của trẻ là gì và sớm có biện pháp can thiệp phù hợp. Có thể đăng ký khám qua tổng đài 19007299. Trân trọng./.

Câu hỏi của phụ huynh V.T.Đ nhà ở Bình Dương: Dạ em chào bác sĩ. Bác cho em hỏi bé trai nhà em được 28 tháng mà chỉ nói được vài tiếng: Ba, xe, cái xe, cắt kè. Cách đây 7, 8 tháng bé nói được chó, gà, bông, vô, đá, dạ. Nhưng giờ ko nói nữa chỉ a a, ba, xe là thường. Ngoài ra bé nghe hiểu và làm theo ạ.

Trả Lời: Xin chào bạn. Bé trai nhà bạn đã được 28 tháng và chỉ nói được một vài từ giao tiếp như bạn mô tả thì có nhiều khả năng trẻ đã bị chậm phát triển ngôn ngữ còn gọi bằng cụm từ dễ hiểu là trẻ bị “chậm nói”, tình trạng này ngày càng phổ biến ở trẻ em nhất là nhóm trẻ 2 – 3 tuổi đang bắt đầu tìm hiểu thế giới xung quanh trẻ. Một điều tốt ở trẻ như bạn nói là trẻ nghe hiều và làm theo yêu cầu của người khác đây cũng là điểm thuận lợi giúp gia đình củng cố và cải thiện khả năng ngôn ngữ của trẻ. Để tốt hơn cho trẻ và gia đình trong việc giúp phát triển kỹ năng ngôn ngữ hiện tại của cháu gia đình nên đăng ký cho trẻ khám tâm lý càng sớm càng tốt bằng cách đặt lịch khám qua tổng đài: 19007299 bác sĩ và chuyên gia tâm lý sẽ đánh giá khả năng để giúp trẻ có thể phát triển kỹ năng ngôn ngữ thuận lợi hơn. Chúc gia đình nhiều an vui !

Câu hỏi của phụ huynh L.T.L.X nhà ở Hà Tĩnh: Cho con hỏi. Con có đứa con trai năm nay 5 tuổi lúc nhỏ có bị té nhiều lần sung ở đầu có ảnh gì không? Nhưng tới giờ trên đầu vẫn nhô ra một cục như vậy có làm sao bác sĩ? Học thì học trước quên sau mong bác sĩ tư vấn giúp con.

Trả Lời: Xin chào bạn. Thông tin mà mẹ cung cấp cho thấy trẻ nhiều lần bị té sưng đầu hầu hết bị chấn thương đầu với những sang chấn phần mềm vùng đầu (biểu hiện sưng và đau ở đầu) theo dõi và chăm sóc tốt cho trẻ hầu hết đều không ảnh hưởng đến cơ quan quan trọng là thần kinh trung ương (trừ những trường hợp té ngã nguy hiểm gây chấn thương đầu nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến não bộ của trẻ). Trẻ trong tầm tuổi mẫu giáo, tiểu học thường hay nghịch phá, leo trèo rất dễ bị sang chấn trên cơ thể, do đó cách tốt nhất để bảo vệ trẻ là gia đình cần trông coi trẻ cẩn thận và luôn nhắc trẻ những nguy hiểm trước mắt có thể xảy ra khi trẻ quá nghịch phá. Trẻ học trước quên sau cũng thường gặp ở trẻ rất hiếu động hoặc bị tăng động rất khó chú ý tập trung khi học tập, những trẻ bị chứng chậm phát triển tâm thần (trí tuệ) việc học hành ghi nhớ cũng sẽ rất hạn chế. Nếu thấy trẻ học quá khó khăn, khó ghi nhớ bài học chị có thể cho cháu đi khám tâm lý tại Bệnh viện Nhi Trung ương hoặc cơ sở y tế gần nhà nơi có bác sĩ chuyên khoa thăm khám cho trẻ và hướng dẫn thêm gia đình những cách chăm sóc trẻ thích hợp. Chúc bé và gia đình nhiều niềm vui và sức khỏe!

Theo BV Nhi đồng 1, Tp Hồ Chí Minh

Alternate Text Gọi ngay