CẦN PHẢI LÀM GÌ KHI BỊ HẠ HUYẾT ÁP

Hạ huyết áp hay còn gọi tụt huyết áp, huyết áp thấp là huyết áp (HA) dưới 90/60 mmHg.(tâm thu: 90 mmHg; tâm trương 60mmHg). Hạ HA có thể xảy ra với bất kỳ ai. Hạ HA có thể không gây ra các triệu chứng hoặc nó có thể gây chóng mặt, ngất xỉu,… Trong một số trường hợp, hạ HA rất nguy hiểm, vì vậy việc chẩn đoán và điều trị sớm là rất quan trọng.
 
NGUYÊN NHÂN
Có nhiều nguyên nhân gây tụt huyết áp:

  1. Thay đổi tư thế đột ngột như: khi bạn đứng lên quá nhanh từ tư thế ngồi hay sau khi nằm quá lâu và cơ thể bạn không thể bù đắp lượng máu đến não.
  2. Hạ HA sau ăn: xảy ra sau khi ăn từ 1 đến 2 giờ.
  3. Bổ sung nước không đầy đủ
  4. Do bệnh lý ( tim mạch, rối loạn nội tiết…), mang thai
  5. Dùng thuốc điều trị bệnh
  6. Thiếu dinh dưỡng
  7. Ăn quá nhạt, thiếu muối
  8. Mất máu do vết thương, sốc phản vệ, sốc do nhiễm trùng
  9. Thể trạng
  10. Căng thẳng ( stress)

Do đó cần tìm ra nguyên nhân để điều trị.

DẤU HIỆU CỦA HẠ HUYẾT ÁP
Các dấu hiệu thường gặp của người bị tụt huyết áp:

  • Choáng váng, chóng mặt
  • Nhìn thấy mờ hoặc mờ dần
  • Ngất xỉu
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Thở ngắn và nhanh
  • Cảm thấy mệt mỏi
  • Khó tập trung

Đối với một số người, HA thấp có thể là dấu hiệu của tình trạng sức khỏe tiềm ẩn, đặc biệt là khi nó giảm đột ngột hoặc xuất hiện cùng với các triệu chứng.

CẦN PHẢI LÀM GÌ KHI BỊ HẠ HUYẾT ÁP
1. Nếu bị tụt HA mà không có triệu chứng hay triệu chứng nhẹ thì người bệnh nên:

  • Uống 1 ly trà gừng, nước sâm, cà phê.. hoặc thức ăn đậm muối. Hoặc uống nhiều nước lọc
  • Ăn một chút Chocolate, giúp bảo vệ thành mạch máu.
  • Ngồi nghỉ. Nếu được, nên nằm nghỉ, dùng gối kê đầu và chân, nên kê chân cao hơn so với đầu.
  • Uống thuốc theo đơn Bác sĩ ( nếu có)
  • khi tình trạng được cải thiện, người bệnh ngồi dậy từ từ, và lưu ý cử động tay chân trước khi ngồi dậy.

Nếu tình trạng này tiếp tục xảy ra, người bệnh cần gặp Bác sĩ thăm khám để tìm ra nguyên nhân. Trong nhiều trường hợp, hạ HA có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm

2. Khi bị hạ HA với các dấu hiệu chóng mặt, nôn ói, mất tập trung, đổ mồ hôi, người bệnh cần ngồi xuống hay nằm nghỉ. Nếu kèm theo dấu hiệu nguy hiểm như khó thở, môi tím tái thì nên đưa BN đến bệnh viện. 

3. Tụt HA nhanh có thể dẫn đến sốc gồm các triệu chứng: tím tái toàn thân, tim đập nhanh, mạch yếu, lạnh người. Không được chần chờ, gọi cấp cứu đưa ngay BN đến bệnh viện để được Bác sĩ theo dõi và điều trị. 

ĐIỀU TRỊ

  • Nếu thỉnh thoảng bị HA thấp mà không có triệu chứng hay triệu chứng nhẹ thì ít khi cần phải điều trị, tuy nhiên cũng nên theo dõi HA của mình.
  •  Nếu HA thấp gây ra các triệu chứng, việc điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân. VD nếu bạn đang được Bác sĩ cho uống thuốc điều trị bệnh nào đó mà nó gây ra HA thấp,  hãy báo ngay với Bác sĩ để được thay đổi thuốc hoặc hoặc giảm liều.
  • Nếu không rõ nguyên nhân gây ra HA thấp hoặc hiện chưa điều trị, mục tiêu là nâng HA  và giảm triệu chứng. Tùy thuộc vào độ tuổi, sức khỏe và loại HA thấp, có một số cách như sau:

   + Dùng nhiều muối hơn. Các Bác sĩ thường khuyên BN nên hạn chế muối vì nó làm cao HA, tuy nhiên đối với người bị HA thấp thì đó là điều tốt. Nhưng quá nhiều muối (natri) có thể dẫn đến suy tim, đặc biệt là ở người lớn tuổi. Vì vậy, cần có lời khuyên của Bác sĩ trước khi dùng tăng lượng muối.
   + Uống nhiều nước hơn: chất lỏng làm tăng thể tích máu và giúp ngăn ngừa mất nước, cả hai đều quan trọng trong điều trị HA thấp.
   + Mang vớ y khoa: vớ này thường được sử dụng cho người bi giãn tĩnh mạch, giúp cải thiện lưu lượng máu từ chân đến tim, làm tăng HA
   + Thuốc: có mốt số loại thuốc để điều trị HA thấp xảy ra khi thay đổi tư thế. Tùy theo tình trạng của mỗi người Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc.

 
KHI NÀO CẦN ĐI KHÁM BÁC SĨ

  • Nếu có triệu chứng của hạ HA rất thấp hoặc sốc thì cần được cấp cứu khẩn cấp.
  • Huyết áp được xem là quá thấp chỉ khi nó gây ra các triệu chứng. Đôi khi chóng mặt hoặc choáng váng nhẹ có thể do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như do bị say nắng hoặc tiết quá nhiều mồ hôi,… Do đó cần đến gặp Bác sĩ để được chẩn đoán chính xác 
  • Nếu chỉ số đo HA thấp liên tục nhưng vẫn cảm thấy ổn, Bác sĩ có thể theo dõi Bạn trong kỳ khám sức khỏe định kỳ. Tốt nhất bạn nên ghi lại các chỉ số, triệu chứng và thời điểm đó

THÓI QUEN SINH HOẠT GIÚP HẠN CHẾ HẠ HUYẾT ÁP
Tùy thuộc vào nguyên nhân HA thấp, các bước sau có thể giúp giảm hoặc hạn chế bị hạ HA

  • Uống nhiều nước, hạn chế rượu       
  • Đứng dậy từ từ: thay đổi chậm từ tư thế ngồi, nằm sang tư thế đứng. Ngoài ra, khi ra khỏi giường, hãy ngồi trên mép giường khoảng 1 phút trước khi đứng lên tránh bị choáng, xây xẩm.   

       Nếu các triệu chứng của hạ HA bắt đầu khi đang đứng, hãy bắt cheo chân và ép chặt đùi. Hoặc đặt 1 chân lên gờ hoặc ghế và tựa người về phía trước hết mức có thể. Những động này giúp máu từ chân về tim.

  • Ăn nhiều bữa nhỏ: để giúp HA không giảm mạnh sau bữa ăn, hãy ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Hạn chế tinh bột

           Nên uống 1 tách cà phê hoặc trà vào bữa sáng giúp tăng tuần hoàn máu. Tuy nhiên, caffein có thể gây mất nước, vì vậy hãy nhớ uống nhiều nước và các chất lỏng khác.

  • Tập thể dục thường xuyên: sẽ giúp mạch máu săn chắc, co dãn phù hợp giúp bảo vệ HA ổn định. Khi HA thấp, tập TD để tăng nhịp tim và tăng khả năng tuần hoàn máu. Hãy tập TD ít nhất 30 phút/ ngày, tránh tập trong điều kiện nắng nóng.

————————————————
CHUYÊN KHOA TIM MẠCH – COLUMBIA ASIA VIỆT NAM
Chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn, tầm soát tim mạch, quản lý, điều trị và can thiệp các tình trạng và chăm sóc sức khỏe tim mạch, bởi các Bác sĩ chuyên về tim mạch của chúng tôi.

Hạ huyết áp hay còn gọi tụt huyết áp, huyết áp thấp là huyết áp (HA) dưới 90/60 mmHg.(tâm thu: 90 mmHg; tâm trương 60mmHg). Hạ HA có thể xảy ra với bất kỳ ai. Hạ HA có thể không gây ra các triệu chứng hoặc nó có thể gây chóng mặt, ngất xỉu,… Trong một số trường hợp, hạ HA rất nguy hiểm, vì vậy việc chẩn đoán và điều trị sớm là rất quan trọng.Có nhiều nguyên nhân gây tụt huyết áp:Do đó cần tìm ra nguyên nhân để điều trị.Các dấu hiệu thường gặp của người bị tụt huyết áp:Đối với một số người, HA thấp có thể là dấu hiệu của tình trạng sức khỏe tiềm ẩn, đặc biệt là khi nó giảm đột ngột hoặc xuất hiện cùng với các triệu chứng.1. Nếu bị tụt HA mà không có triệu chứng hay triệu chứng nhẹ thì người bệnh nên:Nếu tình trạng này tiếp tục xảy ra, người bệnh cần gặp Bác sĩ thăm khám để tìm ra nguyên nhân. Trong nhiều trường hợp, hạ HA có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm2. Khi bị hạ HA với các dấu hiệu chóng mặt, nôn ói, mất tập trung, đổ mồ hôi, người bệnh cần ngồi xuống hay nằm nghỉ. Nếu kèm theo dấu hiệu nguy hiểm như khó thở, môi tím tái thì nên đưa BN đến bệnh viện.3. Tụt HA nhanh có thể dẫn đến sốc gồm các triệu chứng: tím tái toàn thân, tim đập nhanh, mạch yếu, lạnh người. Không được chần chờ, gọi cấp cứu đưa ngay BN đến bệnh viện để được Bác sĩ theo dõi và điều trị.Tùy thuộc vào nguyên nhân HA thấp, các bước sau có thể giúp giảm hoặc hạn chế bị hạ HANếu các triệu chứng của hạ HA bắt đầu khi đang đứng, hãy bắt cheo chân và ép chặt đùi. Hoặc đặt 1 chân lên gờ hoặc ghế và tựa người về phía trước hết mức có thể. Những động này giúp máu từ chân về tim.Nên uống 1 tách cà phê hoặc trà vào bữa sáng giúp tăng tuần hoàn máu. Tuy nhiên, caffein có thể gây mất nước, vì vậy hãy nhớ uống nhiều nước và các chất lỏng khác.————————————————Chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn, tầm soát tim mạch, quản lý, điều trị và can thiệp các tình trạng và chăm sóc sức khỏe tim mạch, bởi các Bác sĩ chuyên về tim mạch của chúng tôi.

Alternate Text Gọi ngay