SKKN Một số kinh nghiệm ứng dụng hiệu quả phần mềm Powerpoint vào giảng dạy trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non
Bạn đang xem tài liệu “SKKN Một số kinh nghiệm ứng dụng hiệu quả phần mềm Powerpoint vào giảng dạy trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC TT A. 1. 2. 3. 4. B. I. II. 1. 2. 3. III. 1. 2. 3. 4. IV. C. 1. 2. Nội dung MỤC LỤC MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Mục đích nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu NỘI DUNG CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ Thuận lợi Khó khăn Kết quả thực trạng CÁC BIỆN PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN Một số kỹ năng ứng dụng Powerpoint vào khai thác thông tin trong dạy học Quy trình thiết kế một bài giảng Tiến hành giờ dạy Sử dụng phần mềm Powerpoint trong hoạt động dạy học ở trường mầm non KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận Kiến nghị TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang 01 02 02 03 03 03 03 03 05 06 06 07 07 07 09 10 11 14 15 15 16 18 A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ đang tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội. Đối với giáo dục, việc vận dụng công nghệ thông tin và các trang thiết bị hiện đại vào công tác giảng dạy hết sức cần thiết và còn giúp cho các nhà giáo dục luôn luôn được cập nhật thông tin một cách chính xác, hiệu quả, truyền tải kiến thức nhanh nhất tới người học. Công nghệ thông tin phát triển mạnh đã mở ra những hướng đi mới cho ngành giáo dục trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, ngành giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy. Hiện nay các trường mầm non có điều kiện đầu tư, trang bị các phương tiện kỹ thuật như ti vi, đầu đĩa, máy tính, máy chiếu và kết nối mạng internet tạo điều kiện cho giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy. Để đáp ứng được những yêu cầu trên, đòi hỏi mỗi giáo viên mầm non không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đặc biệt là nghiên cứu và sử dụng các phần mềm ứng dụng phù hợp, từ đó áp dụng vào việc giảng dạy trẻ, nhằm tạo sự hứng thú và kích thích được sự tò mò khám phá của trẻ, trẻ được chủ động hoạt động nhiều hơn để khám phá nội dung bài học. Đây có thể coi là một phương pháp ưu việt vừa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, vừa thực hiện được nguyên lý giáo dục "Dạy học lấy trẻ làm trung tâm" một cách dễ dàng. Có thể thấy ứng dụng của công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non đã tạo ra một biến đổi về “chất” trong hiệu quả giảng dạy của ngành giáo dục mầm non, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao giữa giáo viên và trẻ. Công nghệ thông tin phát triển mạnh kéo theo sự phát triển của hàng loạt các phần mềm giáo dục và có rất nhiều phần mềm hữu ích cho giáo viên như bộ Office, Lesson Editorr (chỉnh sửa) Violet, Active Primary (tự động điều chỉnh), Flash, Photoshop (chỉnh sửa ảnh), Converter, Kispix, Kismas. Các phần mềm này rất tiện ích và trở thành công cụ đắc lực hỗ trợ cho công tác giảng dạy của giáo viên. Trong các phần mềm ứng dụng dạy học, phần mềm PowerPoint có vai trò vô cùng quan trọng, đã đem lại những hiệu quả giáo dục tích cực. Sử dụng phần mềm PowerPoint đang là xu hướng phổ biến trong giáo dục mầm non nhờ sự tiện ích, hiệu quả và sự sinh động của nó. Với nhiều tính năng nổi trội như tạo và trình diễn bài giảng, hỗ trợ chỉnh sửa văn bản, âm thanh, hình vẽ; kết nối dễ dàng với các phần mềm khác; hiệu ứng sinh động, ngộ nghĩnh... PowerPoint đã làm cho bài giảng trở nên hấp dẫn và thu hút trẻ tập trung chú ý hơn. Nó giúp giáo viên mô phỏng được các quá trình khó có thể tiến hành hay quan sát bằng mắt ngoài thực tiễn. Không những vậy, tính tương tác cao của phần mềm còn giúp giáo viên có thể đánh giá được mức độ tiếp thu kiến thức, kĩ năng, cũng như phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ và tăng cường mối liên kết giữa hoạt động dạy và học. Chính vì vậy trong những năm gần đây, nhiều trường mầm non đã đưa việc ứng dụng PowerPoint vào kế hoạch giảng dạy của nhà trường. Tuy nhiên, trên thực tế các trường mầm non nói chung và trường mầm non Ngọc Trạo nói riêng thì việc ứng dụng CNTT trong giáo dục mầm non mới chỉ là những bước đi đầu tiên còn nhiều hạn chế cho nên việc ứng dụng CNTT trong giáo dục mầm non đạt hiệu quả chưa cao. Hiện nay việc sử dụng phần mềm PowerPoint trong dạy trẻ thường gặp một số khó khăn như: thiếu các tư liệu, kĩ năng tin học của giáo viên mầm non và cơ sở vật chất kĩ thuật còn hạn chế, kinh nghiệm sử dụng phần mềm chưa nhiều nên mắc phải nhiều sai sót về kĩ thuật tin học lẫn phương pháp giảng dạy, nên không phát huy được sự tích cực của trẻ, hiệu quả dạy học chưa cao... Đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến mỗi năm giáo viên mầm non thường cố gắng thực hiện một vài giáo án điện tử để thao giảng còn phần lớn giờ dạy lại quay về với phương pháp dạy học truyền thống. Chính vì vậy, năm học 2015-2016 này, bằng những vốn kiến thức của mình về tin học cơ bản, về cách thiết kế và sử dụng giáo án điện tử, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Một số kinh nghiệm ứng dụng hiệu quả phần mềm Powerpoint vào giảng dạy trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non” và tiến hành thực hiện trên trẻ 5-6 tuổi lớp tôi. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài này nhằm nghiên cứu việc ứng dụng phần mềm Powerpoint vào giảng dạy trẻ 5-6 tuổi, từ đó đưa ra các biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả ứng dụng phần mềm PowerPoint vào giảng dạy trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non. 3. Đối tượng nghiên cứu Đề tài này nghiên cứu việc ứng dụng hiệu quả phần mềm powerpoint vào giảng dạy trẻ 5-6 tuổi. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Các phương pháp nghiên cứu lí luận Đọc sách, tham khảo tài liệu, báo, tạp chí giáo dục mầm non có liên quan đến việc ứng dụng phần mềm powerpoint vào giảng dạy trẻ 5-6 tuổi Phân tích, tổng hợp lý thuyết nhằm xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài 4.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phương pháp quan sát Phương pháp đàm thoại, trò chuyện Phương pháp toán thống kê Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm B. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN Ngày nay, công nghệ thông tin được ứng dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong giáo dục, công nghệ thông tin đã và đang tạo đà cho những thay đổi cơ bản trong công tác quản lý và giảng dạy ở tất cả các cấp học. Thực hiện Chỉ thị số 3131/CT-BGDĐT ngày 25 tháng 08 năm 2015 về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên. Công văn số 4987/BGDĐT-CNTT ngày 2/8/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2012 - 2013. Thực hiện chỉ thị số 19/CT-UBND Thanh Hóa ngày 08 tháng 09 năm 2015 về nhiệm vụ trọng tâm năm học 2015-2016. Thực hiện sự chỉ đạo của Sở Giáo dục Đào tạo, Phòng GD-ĐT Tx Bỉm Sơn. Trường MNTT Ngọc Trạo tiếp tục thực hiện đổi mới hình thức giáo dục cho trẻ mầm non để trẻ được phát triển toàn diện. Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường mầm non được khuyến khích thực hiện ngay từ đầu năm học. Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học đã mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học. Nếu trước kia người ta nhấn mạnh tới phương pháp dạy sao cho trẻ nhớ lâu, dễ hiểu, thì nay phải đặt trọng tâm là hình thành và phát triển cho trẻ các phương pháp học chủ động tích cực. Nếu trước kia người ta thường quan tâm nhiều đến khả năng ghi nhớ kiến thức và thực hành kỹ năng vận dụng, thì nay chú trọng đặc biệt đến phát triển năng lực sáng tạo, tích tích cực, tự giác của trẻ. Ưu điểm nổi bật của phương pháp dạy học bằng công nghệ thông tin so với phương pháp giảng dạy truyền thống là: Môi trường đa phương tiện kết hợp những hình ảnh video, camera với âm thanh, văn bản, được trình bày qua máy tính theo kịch bản vạch sẵn nhằm đạt hiệu quả tối đa qua một quá trình học đa giác quan. Công nghệ tri thức nối tiếp trí thông minh của con người, thực hiện những công việc mang tính trí tuệ cao của các chuyên gia lành nghề trên những lĩnh vực khác nhau. Những ngân hàng dữ liệu khổng lồ và đa dạng được kết nối với nhau và với người sử dụng qua những mạng máy tính kể cả Internet có thể được khai thác để tạo nên những điều kiện cực kì thuận lợi và nhiều khi không thể thiếu để trẻ học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực và sáng tạo. Những thí nghiệm, tài liệu được cung cấp bằng nhiều kênh: kênh hình, kênh chữ, âm thanh sống động làm cho trẻ dễ thấy, dễ tiếp thu và trẻ có thể có những dự đoán về những điều có thể xảy ra. Đây là một công dụng lớn của công nghệ thông tin và truyền thông trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Có thể khẳng định rằng, môi trường công nghệ thông tin và truyền thông chắc chắn sẽ có tác động tích cực tới sự phát triển của trẻ. Theo nhận định của một số chuyên gia, thì việc đưa công nghệ thông tin và truyền thông ứng dụng vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan. Trẻ lứa tuổi mầm non phát triển mạnh mẽ về thể chất, trí tuệ, tinh thần, trẻ ham hiểu biết thích tìm tòi khám phá mọi thứ xung quanh, dưới sự hướng dẫn của cô giáo trẻ sẽ lĩnh hội kiến thức được cách chính xác, đầy đủ hơn. Chính vì vậy mà các hình thức tổ chức các hoạt động cho trẻ trong trường mầm non càng phong phú, hấp dẫn bao nhiêu thì càng gây hứng thú thu hút trẻ bấy nhiêu, trẻ tiếp thu một cách dễ dàng không gò bó gượng ép, dễ nhớ lâu quên. Nếu trước đây giáo viên mầm non phải rất vất vả để có thể tìm kiếm những hình ảnh, biểu tượng, đồ dùng phục vụ bài dạy thì hiện nay với ứng dụng CNTT giáo viên có thể sử dụng Internet để chủ động khai thác tài nguyên giáo dục phong phú, chủ động quay phim, chụp ảnh làm tư liệu cho bài giảng. Chỉ cần vài cái “nhấp chuột” là hình ảnh những con vật ngộ nghĩnh, những bông hoa đủ màu sắc, những hàng chữ biết đi và những con số biết nhảy theo nhạc hiện ngay ra với hiệu ứng của những âm thanh sống động ngay lập tức thu hút được sự chú ý và kích thích hứng thú của trẻ vì được chủ động hoạt động nhiều hơn để khám phá nội dung bài học. Đây có thể coi là một phương pháp ưu việt vừa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, vừa thực hiện được nguyên lý giáo dục của Vưgotxki “Dạy học lấy trẻ làm trung tâm” một cách dễ dàng. Công nghệ thông tin phát triển mạnh, trong đó các phần mềm giáo dục mầm non cũng đạt được những thành tựu đáng kể. Nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông mà mọi người đều có trong tay nhiều công cụ hỗ trợ cho quá trình dạy học. Đáng kể đến là phần mềm PowerPoint, nhờ có sử dụng phần mềm dạy học này mà trẻ mầm non hứng thú tham gia bài học hơn trong môi trường học tập. Nhờ có phần mềm PowerPoint mà việc thiết kế giáo án và giảng dạy của giáo viên mầm non trở nên sinh động hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian hơn so với cách dạy theo phương pháp truyền thống, chỉ cần “click chuột”, vài giây sau trên màn hình hiện ra ngay nội dung của bài giảng với những hình ảnh, âm thanh sống động thu hút được sự chú ý và tạo hứng thú của trẻ. Thông qua giáo án điện tử, giáo viên cũng có nhiều thời gian đặt các câu hỏi gợi mở tạo điều kiện cho trẻ hoạt động nhiều hơn trong giờ học. Những khả năng mới mẻ và ưu việt của phần mềm này đã nhanh chóng làm thay đổi hiệu quả giáo dục trẻ. Do đó mục tiêu cuối cùng của việc ứng dụng các phần mềm trong dạy học là nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập cho trẻ, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao trẻ được khuyến khích, tự giác, tích cực hứng thú tham gia hoạt động học. II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ Trường Mầm non Ngọc Trạo trong vài năm gần đây nhà trường đã trang bị đầy đủ các thiết bị, phương tiện nghe nhìn cho các phòng lớp: máy tính, màn tivi, loa vi tính, nhằm phục vụ cho công tác dạy học. Một số giáo viên có trang bị các kiến thức về sử dụng các phần mềm dạy học chủ yếu là phần mềm PowerPoint để thiết kế và sử dụng giáo án điện tử. Tuy nhiên đến nay vẫn còn nhiều giáo viên ngại sử dụng giáo án điện tử vì một phần chưa có kiến thức về phần mềm, số khác nghĩ rằng việc soạn bài giảng tốn rất nhiều thời gian. Mặt khác, việc sử dụng giáo án điện tử mang lại nhiều tiện ích cho việc giảng dạy của giáo viên nhưng công cụ hiện đại này không thể thay thế hoàn toàn cho các phương pháp dạy học khác của giáo viên nên đôi lúc nhiều giáo viên vì máy móc có thể gây ra một số tình huống bất lợi cho tiến trình bài giảng như: mất điện, máy bị treo, bị viruslàm cho giáo viên bị động không thể điều khiển tiến trình bài giảng theo ý muốn, ảnh hưởng tới kết quả dạy học. Năm học 2015-2016 này, tôi được nhà trường phân công trực tiếp giảng dạy trẻ lớp 5-6 tuổi với tổng số là 38 cháu. Trong quá trình giáo dục trẻ tôi đã gặp những khó khăn và thuận lợi sau: 1. Thuận lợi Nhìn chung đa phần các cháu sức khoẻ tốt, trẻ nhanh nhẹn, giao tiếp tốt, thích khám phá những cái mới lạ và ham học hỏi. Trang thiết bị của nhà trường đầy đủ, các lớp đều có máy tính, kết nối mạng Internet, có loa, màn hình ti vi 40 inch, hệ thống điện đảm bảo Ban giám hiệu luôn sát sao chỉ đạo giáo viên về chuyên môn, thường xuyên dự giờ góp ý, động viên các giáo viên đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào giờ dạy để nâng cao chất lượng giảng dạy. Bản thân tôi đã được học tin học cơ bản, biết ứng dụng phần mềm PowerPoint vào tiết dạy ngay khi còn học Cao đẳng. Tôi luôn có tinh thần học hỏi những điều mới mẻ, yêu nghề mến trẻ. Nhà trường có phòng máy thực hành phục vụ cho việc dạy trực tuyến, được trang bị đầy đủ, máy tính, máy chiếu, kết nối mạng Internetvà có giáo viên hướng dẫn. Các tiết học sinh động, trẻ hứng thú và tiếp thu một cách tự nhiên nhất vì thế trẻ không sợ học. 2. Khó khăn Số trẻ trong lớp không đồng đều về khả năng lĩnh hội các kiến thức, nhiều trẻ hiếu động, tính cách ương bướng nên ảnh hưởng đến kết quả tiếp thu kiến thức của trẻ và sự kiểm tra, đánh giá kết quả tiếp thu bài trên trẻ của giáo viên. Nhiều trẻ đi học năm đầu chưa qua lớp mẫu giáo bé, nhỡ nên chưa có nề nếp. Trẻ lại đi học không đều nên kiến thức hay bị gián đoạn. Nhiều phụ huynh học sinh chưa quan tâm nhiều đến việc học tập của con em mình, không biết hôm nay con học gì và được gì. Hầu hết các cháu chưa được làm quen nhiều với máy tính, với các phần mềm vui chơi nên khi chơi các trò chơi trẻ chưa thao tác chuột được mà chủ yếu cô phải làm. Để xây dựng được một bài dạy dựa trên phần mềm powerpoint đòi hỏi giáo viên phải đầu tư tương đối nhiều về thời gian mà công việc của giáo viên mầm non rất vất vả và hạn hẹp về mặt thời gian. Tuy bản thân có một số hiểu biết về ứng dụng phần mềm PowerPoint song lượng kiến thức và kỹ năng về sử dụng PowerPoint là rất lớn nên nhiều tính năng và cách sử dụng bản thân tôi còn chưa nắm được. 3. Kết quả khảo sát thực trạng Số trẻ Nội dung Kết quả Đạt Không đạt Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 38 Trẻ tích cực hoạt động 33 87 5 13 Trẻ tập trung quan sát chú ý và ghi nhớ có chủ định 31 82 7 18 Trẻ hứng thú chơi trò chơi 34 89 4 11 Trẻ nắm được nội dung bài học 31 82 7 18 Trẻ biết thao tác chuột trên máy tính 25 66 13 34 Để nắm được vai trò và lợi ích của việc ứng dụng có hiệu quả phần mềm PowerPoint trong các tiết dạy, tôi đã thực hiện khảo sát trên các giờ học ngay từ đầu năm và kết quả khảo sát đầu năm như sau: Từ bảng số liệu trên cho thấy chất lượng giờ dạy trên trẻ còn thấp, khả năng lĩnh hội và tính tích cực tham gia hoạt động học của nhiều trẻ chưa đạt, thể hiện ở tỷ lệ trẻ hứng thú tham gia hoạt động chỉ đạt 87%. Số lượng trẻ tập trung chú ý chỉ đạt 82%, số trẻ biết thao tác chuột trên máy tình rất hạn chế chỉ 66%. Để nâng cao kết quả trên, ngoài tìm ra những phương pháp, cách thức tổ chức mới phù hợp, thì việc sử dụng phần mềm PowerPoint một cách có hiệu quả sẽ góp phần cải thiện nâng cao chất lượng dạy học cho trẻ. III. CÁC BIỆN PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Một số kỹ năng ứng dụng Powerpoint và khai thác thông tin trong dạy học 1.1. Kỹ năng sử dụng Powerpoint trong thiết kế bài giảng PowerPoint là một phươngt iện trình diễn sinh động bài giảng thông qua màu sắc của văn bản, sự phong phú của hình ảnh, các dạng chuyển động và những đoạn âm thanh, video minh họa. Để thiết kế một bài giảng với các slide để trình chiếu, giáo viên cần có trang bị một số kĩ năng sau: Kỹ năng cơ bản về kỹ thuật sử dụng Powerpoint: Đó là các thao tác chèn, coppy, xóa, cắt, dán, sắp xếp liên kết tạo các hiệu ứng chuyển động đơn giản trên các đối tượng do giáo viên lựa chọn thiết kế bài giảng. Kỹ năng sử dụng công cụ vẽ: Trong bài giảng giáo viên cần đưa ra những hình ảnh minh họa cho nội dung như tiết tạo hình vẽ các đường nét cần có kỹ năng sử dụng các công cụ vẽ trong PowerPoint. Đó là các thao tác chọn kiểu vẽ, nét vẽ, màu vẽ, màu tô, kỹ thuật nhóm các đối tượng, sắp xếp sao cho hình ảnh trực quan và hình thức đẹp. Kỹ năng khai thác các hiệu ứng, chuyển động, điều khiển để mô tả trên các slide. Về nội dung trang trình chiếu: cần chọn lọc các thông tin có ý nghĩa, có nội dung gắn với nội dung kiến thức của tiết học. Về hình thức trang trình chiếu: + Bố cục các trang trình chiếu đảm bảo cân đối phù hợp sao cho trẻ dễ nhìn và hứng thú quan sát, tránh tình trạng khi trình chiếu thì các chi tiết bị hụt, bị lệch so với trang. + Các slide phải mang tính thẩm mĩ để kích thích sự hứng thú học tập,vừa giáo dục được trẻ. Số lượng slide trong mỗi bài giảng không quá nhiều theo nội dung kiến thức của bài dạy. + Cỡ chữ phù hợp với số lượng trẻ và khoảng cách ngồi của trẻ, quá lớn thì loãng thông tin, quá nhỏ thì trẻ không nhìn thấy. Thông thường dùng cỡ chữ 24 hoặc 28 là vừa. Giáo viên nên sử dụng cỡ chữ, kiểu chữ, màu chữ thống nhất theo từng phần của bài dạy. Cỡ chữ ghi nội dung cụ thể nhỏ hơn các đề mục.. Giáo viên nên chú ý các đề mục có vai trò ngang nhau thì phải có màu giống nhau (cỡ chữ, kiểu chữ cũng giống nhau). Thông thường, người ta dùng màu đỏ để làm nổi bật các ý quan trọng. Khoa học đã chứng minh rằng trong 3 màu cơ bản thì số tế bào thần kinh cảm nhận màu đỏ chiếm khoảng 64% võng mạc, số tế bào thần kinh cảm nhận màu lục là 34% và màu xanh đậm là 2%. Các Font chữ hay dùng là Times New Roman và Arial vì chúng biểu hiện chữ rõ ràng, một cách nghiêm túc và thường được mặc định trong phần mềm. Tên bài nên dùng WordArt để tăng tính thẩm mĩ. + Về các hình ảnh, âm thanh, đoạn video, ghi âm,: Cần chọn lọc các thông tin sao cho phù hợp với nội dung bài dạy và đưa chúng vào một cây thư mục. Các hình ảnh phải đảm bảo kích thước vừa phải, rõ nét để khi chiếu lên sẽ không bị mất góc hoặc không bị mờ ảnh; âm thanh phải rõ ràng, không đứt đoạn, mức độ âm thanh và thời lượng cũng vừa phải với tai nghe của trẻ. + Về màu sắc: Cần chú ý tới màu sắc nền, màu sắc của hình ảnh, chữ, biểu tượng sao cho phù hợp. Cần đảm bảo tính tương phản trong một slie. Ví dụ: Nền tối thì màu chữ phải sáng. + Cố gắng tận dụng kĩ thuật trong phần mềm tuy nhiên không quá lạm dụng. Đặc sắc của phần mềm PowerPoint là sự phong phú của các hiệu ứng (các kiểu cho xuất hiện trang trình chiếu - Animation Schemes, các kiểu xuất hiện chữ, hình - Custom Animation ..). Song sử dụng chúng cũng tùy trường hợp, nhất là các kiểu xuất hiện chữ. Giáo viên cần hạn chế sử dụng các hiệu ứng “quay lộn”, “bay nhảy”. Các kiểu xuất hiện chữ (Custom Animation) nên sử dụng hạn chế ở một vài hiệu ứng như: Box, Diamond, Rise up, Ease In hoặc những chức năng tương tự. Giáo viên chú ý cho thực hiện nhanh để không mất thời gian và gây nhàm chán (chọn Fast hoặc Very Fast trong ngăn Speed). 1.2. Kỹ năng khai thác thông tin trên Internet Nguồn tư liệu trên mạng Internet hiện nay rất phong phú tạo thuận lợi cho việc khai thác thông tin phục vụ cho việc giảng dạy của giáo viên. Giáo viên cần biết cách khai thác thông tin từ một số website tìm kiếm. Biết cách khai thác thông tin dưới dạng text, picture, ảnh flash, video, các hình nền động. phục vụ cho giảng dạy. Các website tìm kiếm như: google; laban.vn; yahoo.comvà các website do Bộ giáo dục đào tạo ban hành như: moet.gov.vn; edu.net.vn; mammon.com; trang giáo án điện tử violet.com Giáo viên mầm non cũng cần phải biết cách sử dụng email để gửi đính kèm các tư liệu tìm được đến các bạn đồng nghiệp. Có kỹ năng download và sử dụng các phần mềm có liên quan. Khi khai thác các tư
Source: https://suadieuhoa.edu.vn
Category : Chuyện Vặt