Nhạc chế nhảm nhí đang lan tràn
Sau khi tấn công thị trường băng đĩa, nhạc chế nhảm nhí tiếp tục tràn ngập trên internet. Vào trang www.ti…, có một lô nhạc chế hết sức thô thiển. Những “lời ca” đại loại như: Ba mang cho con một ngàn. Sáng sớm con ra Bạch Đằng. Con liền dzô hai cc. Lòng con tái tê như là con búp bê… khiến nhiều người nghe phải giật mình vì mức độ độc hại của nó, nhưng với những bạn trẻ ham vui thì đó lại là cách “lấy điểm” trong cuộc vui nào đó.
Lời ca ngây ngô, nhảm nhí này được một anh chàng có giọng hát nhừa nhựa “độc diễn” trong một liên khúc nhạc chế nghe cả buổi chưa hết. Bài hát này cũng nhanh chóng được một “đệ tử lưu linh” hát trong lúc ngà ngà hơi men ở một quán nhậu trên đường Lê Văn Sỹ. Đi ngoài phố hiện nay, có thể thấy nhạc chế xuất hiện rất nhiều trong các quán nhậu, theo xe bán băng đĩa rong và các “ca sĩ” lang thang hè phố. Những lời ca này không chỉ “lưu hành” ở bàn nhậu mà còn được các cậu nhóc thuộc nằm lòng. Với vỏ bọc “vui vui”, nhạc chế làm người nghe đổ xô tìm kiếm. Mới đây, đứng cạnh một cô gái trẻ trong một tiệm băng đĩa, chúng tôi rất buồn khi cô nàng thản nhiên hỏi chủ tiệm: “Có đĩa nhạc chế không anh?”. Trong buổi tiệc sinh nhật của một người bạn gần đây, khi tàn cuộc nhậu, cả nhóm kéo nhau đi karaoke. Vừa bước vào phòng, Q – một bạn nam nhanh nhẩu cầm rờ-mốt lên bấm. Trên màn hình, tên bài hát Em đi chùa Hương hiện lên. Như để “biểu diễn” những lời ca mình học được, Q. cất giọng cao vút: Hôm qua em đi nhà thương, thân thể gầy trơ xương, bị đụng xe xáng đầu vô gương…. Thấy ghê rợn quá, chúng tôi đòi bỏ bài hát đó nhưng đang lúc hứng chí, giọng Q. cứ lè nhè: Xe của em nát như tương, nhưng em vẫn khỏe như thường, nằm đây em sung sướng, không đi làm nhưng vẫn được lãnh lương, em tha hồ ngủ nướng sướng như tiên…. Nhiều cậu bé mới học cấp một cũng thuộc lòng những bài hát “phế liệu” này. P.L là một cậu bé lớp ba, con của một người bạn chúng tôi. Hôm đến nhà chơi, bố mẹ P.L luôn miệng khen con trai mình hát hay. Khi bố mẹ bảo hát thử một bài, cháu không ngần ngại đưa tay vỗ vào ngực và cất lời:Vì tôi đẹp trai nên đi đâu cũng ra oai, vì tôi đẹp trai bao nhiêu cô cứ theo hoài, vì tôi đẹp trai nên tôi không cần cưới ai, bao nhiêu cô đã rớt đài và nhiều cô đã có thai… Cử chỉ ngây ngô và giọng hát ngọng nghịu của đứa bé làm người lớn cười ngất. Họ không biết đằng sau đó là cả một vực thẳm đen tối đang dần gặm nhấm trí óc bé. Thật sự hoảng hốt, tôi hỏi cháu học những lời ca này ở đâu, P.L cười ngây thơ: “Mấy đứa bạn trong lớp dạy cháu”. Sau khi tấn công thị trường băng đĩa, nhạc chế nhảm nhí tiếp tục tràn ngập trên internet. Vào trang www.ti…, có một lô nhạc chế hết sức thô thiển. Những “lời ca” đại loại như: Ba mang cho con một ngàn. Sáng sớm con ra Bạch Đằng. Con liền dzô hai cc. Lòng con tái tê như là con búp bê… khiến nhiều người nghe phải giật mình vì mức độ độc hại của nó, nhưng với những bạn trẻ ham vui thì đó lại là cách “lấy điểm” trong cuộc vui nào đó.
Với mức độ dễ dàng tìm kiếm và nghe các ca khúc nhạc chế, điều mà những bậc phụ huynh và các nhà quản lý cần làm là ngăn chặn từ xa bằng bức tường lửa, quản lý chặt việc truy cập internet tại nhà và tại những điểm công cộng, đồng thời trang bị cho các bạn trẻ kiến thức về âm nhạc đích thực cũng như lối sống lành mạnh.
Source: https://suadieuhoa.edu.vn
Category : Nhà Cửa