Bạn có biết, chính mình cũng có thể tự bảo dưỡng điều hòa?
Bạn có biết, chính mình cũng có thể tự bảo dưỡng điều hòa?
Như chúng ta đã biết, việc bảo dưỡng điều hòa định kỳ là việc rất cần thiết. Nó được xem giống như việc “đói là phải ăn”. Tuy nhiên, công việc này thường được các gia đình thuê dịch vụ bởi chỉ có chuyên môn mới biết cách vệ sinh, bảo dưỡng thế nào. Điều đấy không hề sai, tuy nhiên nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí bảo dưỡng thì vẫn có cách đó ạ. Hãy theo chân chúng tôi, để tư tay mình cũng có thể tự bảo dưỡng điều hòa gia đình.
Chắc chắn, bạn có thể tự bảo dưỡng máy điều hòa một cách cơ bản để đảm bảo nó hoạt động hiệu quả và bền bỉ. Dưới đây là một số việc bạn có thể thực hiện để tự bảo dưỡng máy điều hòa:
- Làm sạch và thay bộ lọc không khí: Bộ lọc không khí giúp loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và hạt bẩn khỏi không khí. Hãy kiểm tra và làm sạch bộ lọc định kỳ (thường mỗi 1-2 tháng) hoặc thay thế nếu cần. Điều này cải thiện chất lượng không khí và tăng hiệu suất làm mát.
- Làm sạch và làm khô bộ làm mát (evaporator) và bộ nóng (condenser): Bộ lạnh và bộ nóng thường cần được làm sạch để loại bỏ bụi bẩn và chất bám. Bạn có thể sử dụng bàn chải mềm và hút bụi hoặc dùng nước áp lực để làm sạch các bộ phận này. Đảm bảo tắt nguồn trước khi thực hiện bất kỳ công việc bảo dưỡng nào.
- Kiểm tra kín đáo các đường ống và phần cách nhiệt: Đảm bảo rằng không có rò rỉ khí lạnh hoặc nước trong hệ thống. Nếu phát hiện bất kỳ sự cố nào, hãy gọi kỹ thuật viên chuyên nghiệp để sửa chữa.
- Kiểm tra dây điện và cắt nguồn: Đảm bảo rằng tất cả dây điện và kết nối đều chắc chắn và không bị hỏng hoặc gỉ sét. Thường xuyên kiểm tra các bộ cắt nguồn và thiết bị an toàn để đảm bảo chúng hoạt động bình thường.
- Giữ cho khu vực quanh máy điều hòa sạch sẽ: Đảm bảo không có vật thể hoặc rác thải che kín các lỗ thoát không khí của máy.
- Điều chỉnh nhiệt độ và chế độ sử dụng hợp lý: Sử dụng máy điều hòa ở nhiệt độ và chế độ phù hợp với điều kiện thời tiết. Không để máy hoạt động ở cường độ cao quá lâu có thể làm tăng tiêu thụ năng lượng và gây hao mòn.
- Thường xuyên kiểm tra tình trạng hoạt động: Lắng nghe âm thanh bất thường hoặc cảm nhận bất kỳ sự thay đổi nào trong hiệu suất làm mát và gọi kỹ thuật viên nếu cần.
Lưu ý rằng một số bảo dưỡng phức tạp hơn, như sạc lại chất làm lạnh, nên được thực hiện bởi kỹ thuật viên chuyên nghiệp. Điều quan trọng là thực hiện bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo máy điều hòa hoạt động tốt và bền bỉ.
Việc tự bảo dưỡng điều hòa vẫn được xem là hành động không nên với những người không có chuyên môn. Sự thực không hẳn như vậy.
Với bất cứ ai, họ có thể tự hoàn thành công việc bảo trì điều hòa bằng 7 bước dưới đây:
- 14 Địa chỉ sửa điều hòa tại nhà Hà Nội
- 14 Địa chỉ nạp gas điều hòa tại nhà Hà Nội
- 14 Địa chỉ bảo dưỡng điều hòa tại nhà Hà Nội
- 10 Cách sử dụng điều hòa tốn ít điện nhất
Bước 1: Tắt nguồn điện
Bạn cần đảm bảo rằng nguồn điện không chạy qua thiết bị khi bạn tiến hành làm sạch điều hòa.
Bước 2: Tháo bỏ lớp vỏ bên ngoài dàn nóng
Dàn nóng thường được đặt ngoài trời. Bộ phận này có tác dụng xả nhiệt ra bên ngoài sau khi môi chất lạnh đã hấp thụ nhiệt thông qua dàn lạnh. Toàn bộ linh kiện của dàn nóng được bao phủ bởi lớp vỏ bằng kim loại hoặc vật liệu có tính cơ lý hóa cao. Muốn vệ sinh chúng, bạn cần có tuốt nơ vít để mở và tháo nắp bảo vệ.
Bước 3: Làm sạch bụi bẩn bám trên dàn đồng/nhôm
Dàn nóng được cấu tạo bởi các tấm đồng hoặc nhôm và được ép chặt vào nhau dưới dạng hình gợn sóng. Bụi bám lâu ngày sẽ giảm khả năng tản nhiệt, gia tăng áp lực làm việc cho hệ thống điều hòa, tiêu tốn điện năng, giảm tuổi thọ thiết bị.
Để loại bỏ bụi bẩn trên dàn nóng, bạn có thể lấy bàn chải và nước xịt mạnh vào vết bụi bẩn. Với bụi bám két lâu ngày, bạn có thể lấy một con dao nhỏ để đánh bật các vết bẩn ra bên ngoài. Quá trình làm sạch yêu cầu bạn phải cần thận và tỷ mỷ, tránh làm xô lệch các lá đồng/nhôm.
Trong trường hợp lá đồng/nhôm bị xô lệch, bạn hãy bình tĩnh và đừng quá lo lắng. Bằng chính con dao làm sạch bụi bẩn, bạn sử dụng nó để định hình lại lá đồng/nhôm.
Bước 4: Vệ sinh quạt dàn nóng
Làm sạch quạt tản nhiệt dễ dàng và nhanh hơn vệ sinh dàn nóng nhiều lần. Chỉ cần một chiếc khăn ẩm, bạn có thể vệ sinh cánh quạt mà không cần thêm bất kỳ thiết bị phụ trợ nào khác. Sau quá trình vệ sinh, bạn có thể tra thêm dầu vào trục cánh quạt giúp quạt vận hành trơn tru hơn.
Bước 5: Vệ sinh ống nước ngưng tụ
Máy điều hòa hoạt động sẽ sản sinh ra hơi ẩm. Hơi ẩm ngưng tụ thành nước và thải ra bên ngoài thông qua một đường ống (cấu tạo bằng nhựa). Nếu ống dẫn nước thải bị kẹt bởi bụi bẩn hoặc xác côn trùng thì việc lưu thoát nước sẽ bị cản trở. Dòng nước theo đó sẽ trào ngược gây hư hại thiết bị. Ngoài ra, nếu không vệ sinh sạch sẽ, ống nước ngưng tụ rất dễ trở thành ổ vi khuẩn phát tán ra môi trường nơi nó làm mát/sưởi ấm.
Có một điều đáng lưu ý là hiện nay hầu hết các dịch vụ bảo dưỡng điều hòa thường bỏ qua công đoạn này. Lý do vì dàn nóng thường được lắp đặt ở các vị trí khó tiếp cận. Tuy nhiên, nếu chủ nhà cẩn thận có thể yêu cầu bên dịch vụ phải xử lý triệt để bụi bẩn bám trong ống nước ngưng tụ.
Trong trường hợp dàn nóng dễ tiếp cận, bất kỳ ai cũng có thể vệ sinh chúng giống như việc rửa sạch chiếc cốc uống nước.
Việc vệ sinh ống nước ngưng tụ rất đơn giản. Bạn chỉ cần tháo khớp nối ống dẫn với dàn nóng. Sau đó, dùng vòi nước xịt mạnh vào bên trong để đẩy chất bẩn và rêu bám ra bên ngoài. Cẩn thận hơn nữa, bạn bơm nước tẩy rửa vào bên trong rồi dùng nước xịt mạnh. Chất tẩy rửa chứa kiềm có tác dụng đẩy lùi các vết bẩn, tiêu diệt vi khuẩn bám đọng.
Bước 6: Vệ sinh dàn lạnh
Dàn lạnh/sưởi ấm là bộ phận được đặt trong nhà. Thiết bị này cung cấp không khí mát/ấm cho không gian cần sử dụng điều hòa. Hầu hết các loại dàn lạnh được bọc bởi lớp vỏ bằng nhựa. Các chi tiết được liên kết bởi lẫy nhựa và vít. Trước khi tiến hành vệ sinh, bạn cần tháo nắp dàn lạnh để tiếp cận được với bộ lọc không khí.
Việc vệ sinh bộ lọc không khí là điều bắt buộc với bất cứ ai khi tiến hành bảo dưỡng điều hòa. Để làm sạch bộ phận này, bạn cần tháo rời chúng ra khỏi dàn lạnh, sau đó đem cọ rửa sạch vết bẩn. Trước khi đưa chúng trở lại vị trí ban đầu, bạn nên xịt khô bằng cách lấy máy sấy tóc và để chế độ thổi khí rồi hơ qua lại màng lọc.
Bước 7: Kiểm tra và vận hành thử
Công việc cuối cùng là lắp vỏ bọc bên ngoài dàn lạnh và dàn nóng. Sau đó bật công tắc điện cho điều hòa khởi động. Bằng cách cảm nhận luồng không khí thổi ra từ dàn lạnh, bạn sẽ biết chính xác thành quả lao động của mình.
Tuy nhiên, để chắc chắn thiết bị vận hành tốt, đặc biệt với hệ thống điều hòa đã sử dụng trong thời gian dài, trước khi lắp vỏ bảo vệ, bạn nên quan sát và lắng nghe bất kỳ điều gì phát hiện được. Nếu thấy một trong số các dấu hiệu sau đây, lời khuyên cho bạn là hãy gọi dịch vụ bảo dưỡng chuyên nghiệp:
– Phát ra tiếng động lạ: Một hệ thống điều hòa tốt là khi hoạt động, thiết bị không phát ra tiếng ồn hoặc âm thanh lạ. Nếu xuất hiện tiếng ồn ở dàn lạnh hoặc dàn nóng, rất có thể thiết bị của bạn đã gặp trục trặc. Thường lỗi này sẽ xuất phát từ bộ phận cơ trong block điều hòa, hoặc quạt của dàn nóng.
– Hết dung môi: Dung môi hay còn gọi là khí gas. Để biết lượng gas còn đủ cung cấp cho hệ thống điều hòa hoạt động hay không, bạn chỉ cần quan sát 2 ống đồng nối vào máy nén. Nếu quá trình chạy thử mà hai ống này không ướt, sờ vào không nóng, gió thổi từ dàn đồng/nhôm không nóng chứng tỏ lượng gas không còn đảm bảo cho sự vận hành của thiết bị.
– Máy nén không hoạt động: Về lý thuyết, máy nén điều hòa có cấu tạo và hoạt động giống với máy nén của tủ lạnh. Khi khởi động, máy nén sẽ có tiếng tạch và liền sau đó phát ra âm thanh với tần xuất đều, êm. Nếu tiếng kêu ngắt quãng, to nhỏ bất thường hoặc im lặng, chứng tỏ máy nén đang có vấn đề.
Nguồn: SUADIEUHOA.EDU.VN