SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5 – 6 tuổi
Bạn đang xem tài liệu “SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5 – 6 tuổi”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của dân tộc. Việc bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em là trách nhiệm của nhà nước, của xã hội và của mỗi gia đình: “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Giáo dục trẻ ngay từ khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng trong sự nghiệp giáo dục, nhằm hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ sau này. Bác Hồ nói: “Không có giáo dục thì không nói gì đến kinh tế văn hóa”. Sản phẩm của giáo dục là con người mà con người là mục tiêu, động lực của sự phát triển đất nước trong tương lai đó chính là thế hệ trẻ. Như chúng ta đã biết, Xã hội hiện đại mang đến cho cuộc sống con người nhiều tiện ích, sự thoải mái nhưng cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm, đặc biệt là đối với con trẻ. Điều này đòi hỏi mỗi trẻ đều phải có những kỹ năng để xử lý cũng như bảo vệ chính bản thân mình. Ngay khi trẻ sinh ra, bố mẹ đã cố gắng tạo ra môi trường an toàn cho trẻ. Giai đoạn trẻ bước đi thành thạo và làm chủ được những hoạt động của mình: chạy, nhảy,.. việc hướng cho trẻ những việc an toàn và không an toàn bắt đầu hình thành. Theo thời gian, những kỹ năng ấy ngày càng nhiều thêm bởi tính tò mò và khả năng làm chủ hành động của trẻ. Bất cứ một sự vật nào hiện ra đều trở thành một đề tài thu hút đối với trẻ, đó được coi là cơ hội để mở rộng kiến thức nhưng đồng thời cũng có thể là mối nguy hại khôn lường đối với trẻ. Việc trang bị cho trẻ những kỹ năng bảo vệ bản thân sẽ giúp trẻ có thể an toàn hơn và tự tin hơn để khám phá cuộc sống muôn màu. Song trên thực tế hiện nay xã hội phát triển mạnh đồng nghĩa với việc trẻ em đứng trước nhiều mối nguy hiểm. Bởi vậy, cha mẹ thường sợ hãi tìm cách ngăn cấm con trước các rủi ro nhưng lại quên giải thích cho trẻ hiểu nguyên nhân và cách phòng vệ, hậu quả xảy ra. Điều này khiến trẻ dễ thành nạn nhân nếu như không được trang bị kiến thức tự bảo vệ bản thân. Mặt khác,Trẻ em luôn hiếu kỳ, tò mò và luôn muốn khám phá những điều mới lạ. Nhưng lại chưa có kỹ năng để thu thập thông tin, phán đoán những mối nguy hiểm có thể xảy ra với bản thân mình. Vì vậy, dạy trẻ kỹ năng bảo vệ bản thân giúp trẻ tư duy, phán đoán được những nguy hiểm có thể xảy ra và tìm các tránh xa. Hoặc trẻ tự vạch cho mình một khu vực đảm bảo an toàn để khám phá, tìm hiểu mọi thứ. Dạy trẻ những kỹ năng bảo vệ bản thân sẽ giúp trẻ có khả năng xử lí tình huống, biết lên tiếng kêu cứu và tìm đến những sự trợ giúp đúng khi cần. Trẻ được trang bị kỹ năng bảo vệ bản thân sẽ tự tin hơn và làm chủ được cuộc sống của mình. Là một người giáo viên mầm non, bản thân nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của việc giáo dục các kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ trước thực trạng xã hội hiện nay. Vì vậy tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5 - 6 tuổi” để nghiên cứu nhằm góp phần vào việc hình thành và rèn luyện các kỹ năng bảo vệ cơ thể cho trẻ. 1.2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn đề xuất một số biện pháp giáo dục kỹ năng bảo vệ cơ thể cho trẻ 5 - 6 tuổi. Nhằm góp phần vào việc hình thành và rèn luyện các kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Một số biện pháp giáo dục kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5 - 6 tuổi. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện sáng kiến kinh nghiệm, tôi đã sử dụng các nhóm phương pháp đó là: Phương pháp nghiên cứu lí luận: Qua nghiên cứu sách vở, chuyên đề, tài liệu có liên quan đến giáo dục kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5 - 6 tuổi. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát các hoạt động trong ngày của trẻ 5- 6 tuổi lớp mình và qua các giờ dự hoạt động của đồng nghiệp. Phương pháp thu thập thông tin: Tôi thực hiện cuộc phỏng vấn với giáo viên, đồng thời hỏi trẻ một số câu hỏi liên quan đến giáo dục kỹ năng bảo vệ bản thân của trẻ. Phương pháp thống kê, toán học: Từ nhưng thông tin và số liệu thu thập được, tôi thống kê, chọn lọc những thông tin, phân loại rồi tính toán đưa ra những kết quả xác thực nhất phục vụ cho việc nghiên cứu. 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lí luận Kỹ năng bảo vệ bản thân là gì? Kỹ năng bảo vệ bản thân là những hiểu biết của một người về những sự việc xung quanh mình cũng như cách để hành động đúng, an toàn đối với sự vật đó. Trẻ có kỹ năng bảo vệ bản thân sẽ biết cách làm thế nào để tránh xa những mối nguy hiểm hoặc khám phá thế giới trong phạm vi an toàn. Hiện nay, cả nước có trên 4,8 triệu trẻ em (theo số liệu của Bộ GD&ĐT) được chăm sóc, giáo dục trong các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN). Nhiệm vụ bảo vệ an toàn cả thể chất lẫn tinh thần cho trẻ nhỏ được cho là quan trọng hàng đầu, bên cạnh đó còn phải giáo dục trẻ biết cách bảo vệ bản thân trước những mối nguy hiểm ngoài xã hội. Ở độ tuổi mầm non, trẻ xuất hiện tình trạng thụ động, không biết ứng phó trong những hoàn cảnh nguy cấp, không biết cách tự bảo vệ bản thân trước nguy hiểm, tìm kiếm sự giúp đỡ... Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng này, trong đó việc thiếu kỹ năng bảo vệ bản thân là nguyên nhân sâu xa nhất. Do đó, việc dạy kỹ năng bảo vệ bản thân (hay còn gọi là kỹ năng sống) cho trẻ là rất cần thiết. Kỹ năng bảo vệ bản thân là một trong những nhóm kỹ năng sống (KNS). Theo Bộ Giáo dục & Đào tạo, thống nhất quan điểm của UNICEF, kỹ năng sống là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Trong quá trình phát triển nhân cách nếu trẻ được sớm hình thành và tôn vinh các giá trị đích thực của mình thì các em sẽ có một nhân cách phát triển toàn diện, bền vững, có khả năng thích ứng và chống chọi với mọi biến động xã hội, biết tự khẳng định mình trong cuộc sống... Bên cạnh, trẻ em đang ở trong giai đoạn học, tiếp thu, lĩnh hội những giá trị sống để phát triển nhân cách, do đó cần giáo dục KNS cho trẻ để trẻ có nhận thức đúng và có hành vi ứng xử phù hợp ngay từ khi còn nhỏ. Kỹ năng sống thay đổi theo nền văn hóa và hoàn cảnh xã hội. Vì vậy, trong quá trình dạy kỹ năng sống, phải xem xét các yếu tố văn hóa và xã hội có ảnh hưởng đến việc ra quyết định hay lựa chọn hành động. KNS được học tốt nhất thông qua các hoạt động tích cực của trẻ, đối với trẻ mầm non, trẻ thường học các hành vi thông qua việc bắt chước, nhập tâm, qua luyện tập thực hiện hàng ngày, lâu dần trở thành kỹ năng của trẻ. Để giáo dục KNS cho trẻ một cách hiệu quả, giáo viên có thể sử dụng các biện pháp như: Làm gương, trải nghiệm, trò chơi, trò chuyện, đàm thoại... Giáo dục KNS cho trẻ có thể tiến hành trong tất cả các hoạt động giáo dục hàng ngày vui chơi, học tập, chăm sóc sức khỏe, lễ hội, tham quan... Mỗi hoạt động có ưu thế riêng đối với việc dạy những KNS cần thiết với cuộc sống của trẻ. KNS cho trẻ mầm non giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết điều nên làm và không nên làm, giúp trẻ tự tin, chủ động và biết cách xử lý các tình huống trong cuộc sống, khơi gợi khả năng tư duy sáng tạo của trẻ, đặt nền tảng cho trẻ trở thành người có trách nhiệm và có cuộc sống hài hòa trong tương lai. Do đó, cần thiết phải giáo dục KNS cho trẻ mầm non. Kỹ năng sống còn thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Để có được KNS trẻ cần phải có thời gian, trong một quá trình tập luyện thường xuyên với sự hỗ trợ của người lớn và bạn bè. Những năm gần đây nhu cầu học kỹ năng sống, các chuẩn mực đạo đức của trẻ em đã “bùng nổ”. Điều đó thể hiện sự quan tâm của các bậc phụ huynh đối với việc giáo dục con em mình. Tuy nhiên, về mặt lý luận, cũng như thực tế cho thấy, kết quả của giáo dục kỹ năng sống, phẩm chất nhân cách, đạo đức cho trẻ em cần sự phối hợp của nhiều yếu tố (gia đình, nhà trường, xã hội). Đã từ lâu vấn đề này đã được đặt ra và đến nay nó vẫn là câu hỏi lớn! Sự “bùng nổ” nhu cầu học kỹ năng sống của trẻ được các bậc phụ huynh rất quan tâm,và cũng là nổi trăn trở của bản thân. 2.2. Thực trạng. Năm học 2016 - 2017, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi, với tổng số 30 trẻ. Trẻ nam là 18; trẻ nữ là 12. Trong quá trình thực hiện tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau: 2.2.1. Thuận lợi. Nhà trường được công nhận trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ 2. Trường đạt chuẩn quốc gia, có khuôn viên rộng, khang trang, sạch sẽ, có đầy đủ trang thiết bị, đồ chơi cho trẻ. Lớp học đủ diện tích, có các góc chơi, đồ chơi phong phú hấp dẫn trẻ. Số trẻ trên lớp: 30 trẻ. Trong đó trẻ nam: 18; Trẻ nữ: 12. Trẻ đi học chuyên cần, tỷ lệ bé ngoan cao, hầu hết trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn thích tham gia hoạt động góc. Bản thân tôi là một giáo viên trẻ, có năng lực có trình độ chuyên môn trên chuẩn, luôn cố gắng trong quá trình tự học, tự rèn luyện và tổ chức tốt các hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ. 2.2.2. Khó khăn. Bên cạnh những điều kiện thuận lợi trên tôi đã gặp những khó khăn đó là: Trẻ 5 - 6 tuổi là độ tuổi hiếu động, khả năng tiếp nhận tiếp nhận thông tin nhanh, vì vậy trẻ dễ và nhanh tiếp nhận những kỹ năng xã hội không tốt. Hầu hết trẻ có cha mẹ làm nghề nông và công nhân nên thời gian dành chăm sóc con chưa nhiều. Một số trẻ khi ở nhà được bố mẹ nuông chiều và chưa quan tâm đến việc rèn kỹ năng cho trẻ nên các kĩ năng bảo vệ bản thân khi gặp nguy hiểm của trẻ còn hạn chế. Một số trẻ trong lớp còn có tính thụ động ít giao lưu trong các hoạt động. Trong lớp có trẻ còn nói ngọng, nói lắp, rối loạn hành vi, khả năng kiềm chế hành vi, cảm xúc kém. Từ khó khăn, thuận lợi nêu trên, trước khi áp dụng các biện pháp mới tôi đã tiến hành khảo sát thực tế các kỹ năng bảo vệ bản thân của trẻ 5 - 6 tuổi như sau: Bảng 1: Kết quả khảo các kỹ năng bảo vệ bản thân của trẻ 5 - 6 tuổi (Thời điểm tháng 9 năm 2016) TT Nội dung đánh giá Kết quả Đạt Chưa đạt Số trẻ Tỷ lệ % Số trẻ Tỷ lệ % 1 Kỹ năng an toàn khi chơi 20 67 10 33 2 Kỹ năng tránh bị xâm hại cơ thể 15 50 15 50 3 Kỹ năng ứng xử khi bị lạc 16 53 12 47 4 Kỹ năng an toàn khi tham gia giao thông 16 53 14 47 Qua kết quả khảo sát, tôi đã nghiên cứu và mạnh dạn đưa ra một số biện pháp tốt nhất để nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ. 2.3. Biện pháp. 2.3.1. Giáo viên xác định được những kỹ năng bảo vệ bản thân cơ bản cần giáo dục cho trẻ 5 - 6 tuổi. Đối với tâm sinh lý trẻ em 5 - 6 tuổi thì có nhiều kỹ năng quan trọng mà trẻ cần phải biết trước khi tập trung vào học văn hoá. Thực tế kết quả của nhiều nghiên cứu và thực trạng xã hội hiện nay cho thấy các kỹ năng quan trọng nhất trẻ phải học vào thời gian đầu của năm học chính là những kỹ năng sống như: Kỹ năng an toàn khi chơi; Kỹ năng tránh bị xâm hại cơ thể; Kỹ năng ứng xử khi bị lạc; Kỹ năng an toàn khi tham giao giao thông. Việc xác định được các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi sẽ giúp bản thân tôi cũng như các giáo viên khác lựa chọn đúng những nội dung trọng tâm để dạy trẻ. 2.3.2. Lồng ghép giáo dục kỹ năng sống vào các hoạt động học. + Kỹ năng an toàn khi chơi. Trong quá trình vui chơi học tập ở trường các con có thể gặp phải những mối nguy hiểm từ những đồ chơi, đồ vật trong trường lớp như: Ngã đu quay cầu trượt, chạy nhảy vấp ngã trên sân trường, các ổ điện, đồ chơi trong lớp.... Trẻ cần hiểu được đâu là đồ chơi, đồ dùng trong trường, trong lớp; đâu là đồ vật an toàn và đồ vật không an toàn,Để giúp trẻ phân biệt, nhận thức được tôi đã đưa nội dung “nhận biết đồ dùng, đồ chơi nguy hiểm quanh bé” trong chủ đề “Trường mầm non”, “Gia đình”... Ví dụ: Trong giờ “làm quen đồ dùng, đồ chơi trong gia đình” sau khi cho trẻ làm quen, nhận biết các đồ dùng, đồ chơi như: phích nước, ổ điện, bếp ga, đồ dùng nhà bếp, cầu thang...; đồ chơi của bé trong gia đình: ô tô, máy bay, sách, ở, bút, tranh ảnh.... của trẻ tôi sẽ cho trẻ chơi trò chơi “Phân loại đồ dùng nguy hiểm, không nguy hiểm đối với trẻ”. Ví dụ: Chủ đề trường mầm non Hoạt động “Làm quen đồ dùng, đồ chơi trong trường mầm non”. Tôi cũng cho trẻ tìm hiểu, làm quen với các đồ dùng, đồ chơi trong lớp, ngoài trời. Sau đó cho trẻ chơi trò chơi phân loại đồ dùng, đồ chơi bé được chơi và không được chơi. Ví dụ: Hoạt động ngoài trời, trước khi trò chơi tự do trên sân trường giáo viên cần phải nhắc nhở trẻ nên chơi như thế nào cho an toàn. Ngoài ra, trong lớp tôi treo những bức tranh có nội dung giáo dục trẻ nên chơi ở chỗ nào, không nên chơi ở chỗ nào, không đụng vào các ổ điện, quạt trong lớp học và cũng như ở trong gia đinh trẻ. + Kỹ năng tránh bị xâm hại cơ thể Ở Việt Nam, vấn đề cho con tìm hiểu về vấn đề này chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Tuy nhiên, đây lại là vấn đề khá nhức nhối trong xã hội hiện nay. Để đảm bảo cho trẻ có những kiến thức cơ bản về vấn đề bảo vệ thân thể cũng như cách phòng tránh khi bị xâm hại cơ thể, giáo viên cần trang bị cho con những kiến thức cần thiết. Giáo viên hãy giúp con hiểu được thế nào là hành động xâm phạm thân thể, nếu bị xâm hại cơ thể các con nên ứng xử ra sao. Ví dụ: Chủ đề “Bản thân” tôi lồng ghép trẻ nhận biết các bộ phận trên cơ thể bé, giáo dục trẻ những bộ phận không được ai đụng đến ngoài bố mẹ, bà, dì và y tá hay bác sỹ khám bệnh cho trẻ khi có bố mẹ ở đấy. Và dưới đây là những bộ phận trên cơ thể phải dạy con gọi đúng tên để phòng khi có sự việc không hay xảy ra, trẻ sẽ dùng đúng từ để diễn đạt cho rõ ràng. Không dùng các tên gọi ngộ nghĩnh hay tên goi khác để chỉ những bộ phận trên cơ thể. Cần dạy trẻ gọi chính xác tên của các bộ phận đó vì sử dụng thuật ngữ chỉ vùng kín chuẩn xác cũng là một cách để bảo vệ trẻ, bởi: * Nếu một đứa trẻ bị ai đó chạm vào vùng kín một cách không phù hợp, bé có thể kể cho một người lớn đáng tin cậy của bé một cách chính xác. Từ đó, người lớn sẽ quan tâm và có biện pháp ngăn ngừa kịp thời. * Nếu một đứa trẻ nói với kẻ có ý định xấu: "Dừng lại ngay! Không được chạm vào âm đạo của tôi", kẻ đó biết rằng bé đã được trang bị kiến thức về an toàn cơ thể. Một đứa trẻ như thế sẽ ít có nguy cơ trở thành mục tiêu của những kẻ xâm hại. Do đó, việc sử dụng thuật ngữ chuẩn xác gọi tên “các bộ phận riêng tư” sẽ giúp bảo vệ các em khỏi nạn xâm hại trẻ em. * Gọi tên chuẩn xác các bộ phận riêng tư trên cơ thể ngay từ đầu giúp bố mẹ dễ dàng giải thích cho trẻ hiểu sự thay đổi trên cơ thể chúng khi bước vào giai đoạn dậy thì. Sẽ không có sự e ngại hay lúng túng nào nữa. * Nếu bộ phận sinh dục của trẻ bị tổn thương hay xuất hiện dấu hiệu bệnh nào đó, sẽ dễ dàng hơn để trẻ mô tả triệu chứng cho giáo viên, người thân hoặc bác sĩ khi biết dùng thuật ngữ chính xác. * Nói tránh, gọi tên vùng kín bằng tên gọi khác dễ khiến trẻ suy nghĩ rằng có cái gì đó xấu xa đối với các bộ phận riêng tư đó.... Việc này có thể ẩn chứa hiểm họa vì chúng dẫn trẻ tới việc tin rằng, chúng phải giữ kín bất cứ động chạm thiếu phù hợp nào vào vùng kín của mình. Tranh: Minh họa các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể trẻ. Ngoài ra, giáo viên cần phải dạy trẻ học cách tự bảo vệ bản thân theo “Quy tắc 5 ngón tay” vô cùng đơn giản và dễ thuộc. Ngón cái - gần mình nhất - tượng trưng cho những người thân ruột thịt trong gia đình như ông bà, bố mẹ, anh chị em ruột. Bé có thể ôm hôn những người này hoặc đồng ý đề các thành viên trong nhà ôm hôn, thể hiện tình yêu thương, tắm rửa khi bé còn nhỏ. Nhưng khi đã lớn, bé sẽ tự tắm và thay quần áo trong phòng kín. Ngón trỏ - tượng trưng cho thầy cô, bạn bè ở trường lớp hoặc họ hàng của gia đình. Những người này có thể nắm tay, khoác vai hoặc chơi đùa. Song chỉ dừng lại ở đó. Còn nếu ai chạm vào “vùng đồ bơi”, bé sẽ hét to và gọi mẹ. Ngón giữa - người quen biết nhưng ít khi gặp như hàng xóm, bạn bè của cha mẹ. Những người này, bé chỉ nên bắt tay, cười và chào hỏi. Ngón áp út - người quen của gia đình mà bé mới gặp lần đầu. Với những người này, bé chỉ nên dừng lại ở mức vẫy tay chào. Ngón út - ngón tay xa bé nhất - thể hiện cho những người hoàn toàn xa lạ hoặc người có cử chỉ thân mật, khiến bé thấy lo sợ, bất an.Với những người này, bé hoàn toàn có thể bỏ chạy, hét to để thông báo với mọi người xung quanh. Tranh minh họa “Quy tắc 5 ngón tay” + Kỹ năng ứng xử khi bị lạc Với kỹ năng này giáo viên sẽ lồng ghép giáo dục trẻ trong các giờ hoạt động học như: Khám phá môi trường xung quanh, truyện thơ ở các chủ đề như: Gia đình, giao thông... hoặc giáo viên cũng có thể tổ chức một giờ hoạt động cho trẻ xem các tình huống, trò chuyện, đóng kịch về những kỹ năng cấn có nếu bị lạc. Dạy trẻ biết tự bảo vệ mình cực kỳ quan trọng nên phải bắt tay ngay, thực hiện luôn từ khi trẻ con nhỏ, chứ không phải thụ động đến khi mọi sự xảy ra rồi mới lo lắng cuống cuồng. Để dạy được trẻ, cần kiên nhẫn từng ngày, rất kỳ công chứ không chỉ là dặn dò suông. Tạo tình huống, giáo viên và trẻ cùng trao đổi: *Không đi theo người lạ: + Đặt vấn đề: Nếu những người không quen biết nói đưa con đi mua kẹo bánh, bim bim, đồ chơi hay đưa con về nhàthì con sẽ làm gì? + Kỹ năng bé cần biết: Nói “không” với người lạ mặt. Người lạ mặt cố nài ép, dụ giỗ con thì con cần đến chỗ chú bảo vệ, chú công an, ghé vào đồn công an gần nhất hoặc chạy vào một cửa hàng ở gần đó nhờ giúp đỡ. Khi đang ở ngoài chỗ đông người mà bị ép đi theo, con hãy hô thật lớn, kẻ xấu sẽ tự đi. *Bị lạc + Đặt vấn đề: Khi đang đi chơi tại trung tâm thương mại, công viên, hay đi mua sắm, con bị lạc bố mẹ thì con sẽ làm gì? + Kỹ năng bé cần biết: Nếu vừa bị lạc bố mẹ khi đang mua sắm hoặc vui chơi thì con hãy đứng yên một chỗ, nơi mà bố mẹ con dễ dàng nhìn thấy, không chạy lung tung. Nhờ một người bên cạnh liên lạc vào số di động, điện thoại bànBất kỳ số nào mà con có thể nhớ. Nếu bị lạc bố mẹ từ lúc nào mà con cũng không biết thì con cần hỏi người xung quanh và tìm đến các phòng trung tâm của khu thương mại, công viênđể nhờ họ đọc loa tìm bố mẹ. Khi con bị lạc trên đường, nếu có thể, hãy tìm đến sự giúp đỡ của một chú công an và đến đồn cảnh sát để bố mẹ có thể tìm thấy con. * Không nhận bất cứ cái gì từ người lạ + Đặt vấn đề: Có người lạ đến cho con ăn kẹo, bánh, uống sữa hay đồ chơicon sẽ làm gì? + Kỹ năng bé cần biết: Tuyệt đối không được nhận/cầm/ăn. Không tiếp tục đứng gần, nói chuyện hay tiếp xúc với người đó nữa, hãy đi ra chỗ người thân, bạn bè, chỗ đông người Kể cho bố mẹ, người thân đang ở bên cạnh ngay. *Dạy trẻ thuộc số điện thoại của bố (mẹ) hoặc cả hai. Điều đầu tiên là giáo viên cần có số điện thoại của cha mẹ trẻ, đánh số điện thoại đó và dán vào cánh cửa tủ cá nhân của trẻ. Trong hoạt động làm quen chữ số hoặc ôn các chữ số đã học, giáo viên cho trẻ tìm những chữ số đó có trong số điện thoại của cha mẹ trẻ không, tiếp theo cho trẻ tự tìm hiểu xem số nào đứng trước, tiếp đến số nào. Có thể có những chữ số chưa được làm quen thì giáo viên cần giới thiệu cho trẻ biết. Như vậy, để dạy trẻ những kỹ năng ứng xử khi bị lạc giáo viên cần phải thường xuyên tạo tình huống cho trẻ được tham gia, trải nghiệm. + Kỹ năng an toàn khi tham gia giao thông Đây là một kỹ năng quan trọng đối với trẻ khi tham gia vào xã hội. Giáo viên nên giúp trẻ hiểu được một số loại biển báo cơ bản, một số loại đường cơ bản, một số người có vai trò trong việc điều hành giao thông, cách sang đường cũng như cách đi qua các ngã ba, ngã tư. Ví dụ: Chủ đề “Giao thông” Khi dạy bài “Luật lệ giao thông” cô nhấn mạnh cho trẻ biết đâu là vỉa hè, đâu là lòng đường, người đi bộ phải đi trên vỉa hè, người đi xe phải đi dưới lòng đường. Khi đến ngã tư người đi bộ phải qua đường đúng làn đường quy định. Khi qua ngã tư có tín hiệu đèn đỏ thì dừng lại, tín hiệu đèn xanh thì mới được qua đường. Khi dạy bài “Phương tiện giao thông” giáo viên cần dạy trẻ biết cách để an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông như: Phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô tô, khi đi xe ô tô không được đưa tay thò đầu ra ngoài cửa sổ, phải đợi xe dừng hẳn mới lên hoặc xuống xe, không đùa nghịch dưới lòng, lề đường. Nếu được đi máy bay phải thắt dây an toàn và chú ý làm theo hướng dẫn của nhân viên trên máy bay, khi đi tàu thuyền phải mặc áo phao cứu hộ. Ví dụ: Làm quen bài thơ “Cháu dắt tay ông”, truyện “Qua đường” Trong bài thơ, truyện muốn giáo dục trẻ khi đi qua ngã tư đường phố, qua bài thơ, câu truyện này giáo viên có thể cho trẻ chơi trò chơi “ngã tư đường phố”
Source: https://suadieuhoa.edu.vn
Category : Chuyện Vặt