Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng phần mềm Violet trong giảng dạy môn Hóa học
Bạn đang xem tài liệu “Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng phần mềm Violet trong giảng dạy môn Hóa học”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận Năm học 2009-2010 được xác định là “Năm học đẩy mạnh ứng dụng CNTT, đổi mới quản lí tài chính và xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Trong những năm gần đây việc ứng dụng CNTT đã rất phổ biến ở Việt Nam. Cùng với sự đi lên của xã hội, ngành giáo dục cũng mạnh dạn đưa ứng dụng CNTT vào dạy học. Đối với ngành giáo dục đào tạo CNTT có tác dụng mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung và phương pháp dạy học. Mặt khác, ngành giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn nhân lực cho CNTT. Hơn nữa, CNTT là phương tiện để giúp chúng ta tiến tới một “ xã hội học tập”. Bởi vậy, trong năm học này, ngành giáo dục đã xác định phải đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong trường học để tạo bước đột phá về ứng dụng CNTT trong giáo dục và tạo tiền đề phát triển CNTT trong những năm tiếp theo. Việc sử dụng CNTT ở nước ta đã trở nên phổ cập và mang tính thường nhật. Trong công tác giảng dạy, CNTT có tác dụng mạnh mẽ, làm thay đổi phương pháp dạy và học. Nhờ đó mà học sinh hứng thú học tập hơn, kết quả là học sinh tiếp thu bài tốt hơn. Ứng dụng CNTT có thể đưa vào tất cả các môn học, đặc biệt là các môn có sử dụng nhiều tranh ảnh cho bài giảng. Trong 3 năm gần đây, tôi đã mạnh dạn đưa ứng dụng CNTT vào môn Hóa học và sinh học. Đặc biệt là môn Hóa học tôi đã thiết kế được nhiều giáo án điện tử để đưa vào giảng dạy. Hoá học là môn học có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo ở bậc THCS. Chương trình Hoá học THCS có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức cơ bản, phổ thông và thói quen làm việc khoa học. Góp phần hình thành ở học sinh các năng lực nhận thức và các phẩm chất, nhân cách mà mục tiêu giáo dục đã đề ra. Là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy bộ môn Hoá học ở trường THCS. Qua nghiên cứu nội dung chương trình và quá trình học tập môn Hoá học của học sinh tôi nhận thấy: Học sinh tiếp thu môn Hoá học rất chậm, dù rằng đây là môn học còn mới đối với các em vì đến lớp 8 các em mới được làm quen. Nhưng không phải vì thế mà chúng ta có thể thờ ơ với mức độ nhận thức của các em. Từ chỗ khó tiếp thu ngay ban đầu sẽ dẫn đến sự hời hợt của học sinh đối với môn Hoá học về những năm học sau. Đổi mới phương pháp giáo dục nhằm tích cực hoá quá trình học tập của học sinh; để thực hiện được điều này, ngoài sự nghiên cứu về phương pháp truyền giảng, phương pháp tổ chức lớp học thì giáo viên còn phải nghiên cứu sử dụng các thiết bị công nghệ, các phần mềm hỗ trợ dạy học để ứng dụng. Công nghệ thông tin (CNTT) trong trường học được đẩy mạnh ứng dụng trong nhiều năm qua đã từng bước nâng cao chất lượng dạy học, tích cực thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục. 2. Cơ sở thực tiễn: Là giáo viên giảng dạy bộ môn Hóa học, cùng với sự hỗ trợ của thiết bị, việc tạo điều kiện thuận lợi từ BGH nhà trường đang công tác, tôi đã tích cực tìm hiểu nghiên cứu sử dụng các phần mềm và đưa vào thực nghiệm trong dạy học, bước đầu đã có những kết qủa khả quan. Trong bài viết này tôi không đi sâu vào trình bày các phần mềm mà chỉ giới thiệu khả năng ứng dụng cụ thể của Violet vào trong bài giảng. Đó là lí do tôi chọn SKKN: “Ứng dụng phần mềm Violet trong giảng dạy môn hóa học” II. MỤC ĐÍCH, PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Mục đích: Mục đích của SKKN này là ứng dụng phần mềm Violet để soạn giảng hỗ trợ trong công tác soạn giảng của giáo viên nhằm tích cực hóa các hoạt động học tập của học sinh, làm cho các em có thể chủ động tiếp thu kiến thức, sôi nổi trong học tập và đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. 2.Phạm vi, đối tượng, phương pháp nghiên cứu: - Đối với đề đề tài này bản thân nhận thấy có thể được áp dụng được trong các môn học khoa học tự nhiên và khoa học xã hội như: Hóa học, Sinh học, Vật lý, Toán học, Lịch sử, Địa lý, HĐNGLL. - Giáo viên và học sinh lớp ở trường THCS - Máy chiếu (projector), máy vi tính - Sách giáo khoa, sách giáo viên, các loại sách tham khảo khác. - Việc cung cấp kiến thức cho hoc sinh qua từng bài có sử dụng “ Giáo án điện tử” - Thực hiện các tiết dạy chuyên đề. B. PHẦN THỨ II: NỘI DUNG I. KHẢO SÁT TÌNH HÌNH: 1.1. Hạn chế - Giáo viên biết sử dụng tin học cơ bản. - Phần mềm Violet phải được cài đặt vào máy. - Trang thiết bị phải đầy đủ: Máy projector, máy vi tính 1.2. Ưu điểm của phần mềm: Ứng dụng phần mềm Violet để tạo ra những hình ảnh, mô hình, các đoạn phim, các bài tập trắc nghiệm - Người học dễ hiểu bài, dễ nhớ và dễ làm bài tập hơn cả trong kiểm tra tự luận cũng như kiểm tra trắc nghiệm; bên cạnh đó giúp học sinh dễ phát hiện ra những vấn đề, những qui luật mang tính trừu tượng cao, từ đó tạo nên sự hứng thú, say mê, yêu thích hơn trong môn học và phần nào đã làm thay đổi quan niệm về vị trí bộ môn trong nhà trường. - Giải quyết nhiều nội dung trong một tiết dạy, cung cấp kiến thức; kiểm tra, đánh giá học sinh theo yêu cầu, tích lũy được nhiều kinh nghiệm, tiện lợi trong việc sử dụng đồ dùng dạy học. II. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP: 2.1. Ứng dụng phần mềm Violet trong bài giảng môn Hóa học: - Chốt kiến thức cơ bản trong từng bài, từng phần, tiểu mục để giúp các em nắm vững, hiểu chắc và sâu bài học hơn. - Bài tập trắc nghiệm nhằm củng cố kiến thức giữa bài hoặc cuối bài. - Bài tập ô chữ nhằm tạo nên tính sinh động và phong phú hơn trong mỗi tiết học. - Bài tập kéo thả ô chữ nhằm củng cố và hệ thống lại kiến thức sau mỗi phần hoặc toàn bài. - Nhập hình ảnh, âm thanh nhằm tạo nên tính sinh động, trực quan, và giải quyết những vấn đề nhanh hơn. 2.2 Các chức năng của Violet: - Tạo trang màn hình cơ bản gồm có: + Nút ảnh, phim gồm có các chức năng: dịch chuyển, co giãn đối tượng; thiết lập thuộc tính của đối tượng. + Nút văn bản gồm có các chức năng: thay đổi các thuộc tính, nhập công thức. + Nút công cụ gồm có các chức năng: vẽ hình, soạn thảo văn bản, bài tập trắc nghiệm (một đáp án đúng, nhiều đáp án đúng, đúng/sai, câu hỏi ghép đôi), bài tập ô chữ, bài tập kéo thả ô chữ, vẽ đồ thị hàm số, vẽ hình học, lập trình mô phỏng. - Ngoài ra Violet còn có các chức năng khác như: xử lí mục dữ liệu, chọn trang bìa, chọn giao diện bài giảng, soạn thảo hình nền cho các trang bài giảng, đóng gói bài giảng 2.3. Khả năng áp dụng của giải pháp: Phần mềm Violet đơn giản, không cần đòi hỏi cấu hình máy tính cao, chạy khá ổn định trong mọi môi trường của Windows, ngôn ngữ của Violet bằng tiếng Việt nên rất dễ sử dụng kể cả những giáo viên dù hiểu biết hạn chế về mặt công nghệ thông tin cũng dễ dàng sử dụng được. - Sau khi thiết kế xong có thể xuất tạo nên một file độc lập và sử dụng được tất cả các máy khi không có phần mềm. - Là phần mềm công cụ giúp cho giáo viên có thể xây dựng được các bài giảng trên máy tính một cách nhanh chóng và hiệu quả. So với các công cụ khác, Violet chú trọng hơn trong việc tạo ra các bài giảng có âm thanh, hình ảnh, chuyển động và tương tác rất phù hợp với học sinh. - Phần mềm Violet có thể dùng cho cả các môn học khác như: Sinh học, Toán học, Vật lý, Địa lý, Ngữ văn III. KẾT QUẢ: - Hầu hết các em học sinh dễ hiểu bài và hứng thú trong học tập (đây là yếu tố quan trọng tạo sự thành công của tiết dạy) - Giải quyết tốt khối lượng kiến thức, rèn luyện kỹ năng trong một tiết theo yêu cầu. - Ít tốn chi phí cho việc làm đồ dùng. Như vậy, qua kết quả khảo sát cho thấy rằng việc áp dụng phương pháp mới này giúp HS học tốt hơn, tiếp thu bài nhanh chóng và có hiệu quả, phần mềm Violet cũng giúp HS phát huy được tính tích cực sáng tạo và giúp cho người dạy tích lũy được nhiều kinh nghiệm và khắc phục sự thiếu hụt về đồ dùng dạy học. IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Qua việc viết sáng kiến kinh nghiệm này, bản thân nhận thấy có hai vấn đề: - Muốn đạt được kết quả cao trong giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh, giáo viên cần phải có lòng nhiệt tình, say mê với nghề nghiệp và vốn kĩ năng tin học cơ bản bởi thiết kế một bài giảng điện tử có ứng dụng phần mềm Violet đòi hỏi phải có sự đầu tư về thời gian, công sức tìm hiểu, sưu tầm tư liệu để thiết kế lên một bài giảng có chất lượng. - Tôi thiết nghĩ với lòng tâm huyết, yêu nghề của giáo viên cộng với sự hỗ trợ của các cấp, các ngành thì việc thiết kế một bài giảng và giảng dạy bằng các phương tiện hiện đại sẽ trở thành một việc làm quen thuộc trong giảng dạy bộ môn Hóa học nói riêng và các môn học trong nhà trường nói chung. C. PHẦN THỨ III: KẾT LUẬN Trên tinh thần đổi mới phương pháp dạy học theo phương pháp tích cực. Yêu cầu sử dụng các dạng bài tập trong củng cố kiến thức đã học ở học sinh nhằm mục đích cuối cùng là học sinh nắm vững kiến thức cũng như các kĩ năng trong môn Hóa Học. Do vậy, tôi đã bước đầu nghiên cứu và áp dụng mọi hình thức nhằm giúp việc giảng dạy đạt hiệu quả cao. Tôi thiết nghĩ, mỗi giáo viên cần tìm cách khơi gợi, kích thích và tổ chức cho các em chú ý, tham gia vào bài học. Làm được như thế chúng ta góp được một phần nhỏ thực hiện thành công việc đổi mới phương pháp giảng dạy . Trên tinh thần trao đổi và học hỏi lẫn nhau. Tôi rất mong được sự đóng góp của các vị lãnh đạo, các đồng nghiệp để có được giáo án giảng dạy phong phú, và kích thích hứng thú học tập của học sinh. D.PHẦN THỨ IV: KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT - Đề nghị cung cấp và lắp đặt sẵn đủ máy projector, máy tính để có thể phát huy tối đa hiệu quả. - Đi đôi với việc đổi mới SGK, cần phải có ngân hàng tranh ảnh, phim, tư liệu, liên quan từng bài để sử dụng “Giáo án điện tử” - Cần có tài liệu hướng dẫn và những buổi tập huấn sử dụng “ Giáo án điện tử”, sử dụng phần mềm Violet và các phần mềm khác. - Tổ chức những tiết dạy chuyên đề mẫu có sử dụng“ Giáo án điện tử”. Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của tôi khi sử dụng phần mềm Violet trong thiết kế và giảng dạy môn Hoá học. Tôi rất mong được sự nhận xét, đóng góp, của các vị lãnh đạo và đồng nghiệp để tôi có được những bài dạy hoàn thiện hơn . Tôi xin chân thành cảm ơn! Đông Hà, ngày 12 tháng 4 năm 2010 Người viết Phạm Thủy Tùng MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU .. Trang 1 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .. Trang 1 1. Cơ sở lý luận .. Trang 1 2. Cơ sở thực tiễn .. Trang 1 II. MỤC ĐÍCH, PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. Trang 2 1. Mục đích .. Trang 2 2.Phạm vi, đối tượng, phương pháp nghiên cứu .. Trang 2 B. PHẦN THỨ II: NỘI DUNG .. Trang 2 I. KHẢO SÁT THỰC TẾ .. Trang 2 Hạn chế .. Trang 2 1.2 Ưu điểm của phần mềm: .. Trang 2 II. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP .. Trang 2 2.1 Ứng dụng phần mềm Violet trong bài giảng môn hóa học .. Trang 2 2.2 Các chức năng của Violet .. Trang 6 2.3 Khả năng áp dụng của giải pháp .. Trang 6 III. KẾT QUẢ .. Trang 6 IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM .. Trang 6 C. PHẦN THỨ III: KẾT LUẬN .. Trang 7 D. PHẦN THỨ IV: KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT .. Trang 7
Source: https://suadieuhoa.edu.vn
Category : Chuyện Vặt