CUỘC SỐNG TRONG TRẠI TẠM GIAM VÀ CÁCH ĐỂ AN TOÀN
– Bài viết của Luật sư Lê Vinh, Trưởng Văn phòng Luật sư Chương Dương, Đoàn Luật sư Hà Nội –
Trại khá nổi tiếng tạm giam các bị can phạm tội tại khu vực Hà Nội. Họ là những người đang bị điều tra, chờ ngày xử, hoặc chờ thi hành án. Một buồng giam rộng chừng 40m2, chứa 50 – 70 con người. Vừa nhập phòng, trưởng buồng, có vài người khác trợ giúp, đã gọi hỏi người mới: Tội gì? Nhà đâu? Có người quen là quản giáo không? Người mới tránh nói trống không nếu không muốn nhận vài cái dép. Gã nào mới vào trại lần đầu thường bị trưởng buồng cho nằm gần … nhà vệ sinh. Biết làm sao! Chỗ khác có người cả rồi, chẳng nhẽ tranh với người ta? Mấy tay nhiều tiền án, quen vào tù ra khám, thường có chút quà cho buồng, màn chào hỏi vì thế thông hơn. Sau đó thì trưởng buồng phân “ mâm “. Mỗi buồng có ba “ mâm “: “ Mâm trên “, “ mâm giữa “ và “ mâm dưới “. Chia vậy căn cứ vào trật tự được chia cơm và thức ăn lúc ăn. “ Mâm trên “ được chia trước, sau đến “ mâm giữa “ và “ mâm dưới “. Cơm thường có rau và canh. Thứ 2 và thứ 6 có thêm thịt.
-Ai được phân “ mâm trên “? – Phân “ mâm “ căn cứ vào việc “ tiếp tế “. “ Tiếp tế “ chẳng phải là cái gì ám muội. Luật cho phép người thân thăm nuôi người nhà bị tạm giam. Người thân muốn người nhà bị tạm giam được ăn uống cải thiện chỉ cần gặp căng – tin trại theo ngày gặp nhất định, báo đồ ăn, ví dụ phòng 2, phạm nhân XYZ, một con gà, là gà được căng – tin mua, làm sẵn và chuyển vào phòng. Giả sử XYZ thuộc “ mâm giữa “, thì tất cả thành viên “ mâm giữa “ được chia phần thịt gà. XYZ may được hai miếng. Vì vậy, nếu nhà tiếp tế nhiều, nghĩa là thành viên khác cũng được hưởng, thì XYZ sẽ được lên mâm. Thật hợp lý!
-Mâm hay chức trưởng buồng có thay đổi không nếu một đại ca giang hồ hay một tay võ nghệ cao cường bị tạm giam đưa vào phòng? – Không có chuyện đó! Mọi cái xét theo tiếp tế. Ông là đại ca hay võ sư ở đâu tôi không biết, nếu không có tiếp tế thì vẫn cứ ngồi mâm dưới. Buồng tôi, “ thằng “ trưởng buồng 9x, trông thư sinh. Nhà nó có hai nhà mặt phố cổ, có tiền tiếp tế. Chuyện đại ca bắt tù đánh nhau rồi ngồi xem ở đâu có, chỗ tôi không có. Lẽ nhiên, đám đại ca vẫn bắt được ai đó đấm bóp nếu bắt nạt được người ta.
-Tiếp tế có nhiều không? – Thật sự người không biết tưởng nhiều. Tôi vào lần đầu. Nhà tôi không biết nên ban đầu tiếp tế nhiều. Sau tôi rút kinh nghiệm, tiếp tế tháng hết 2 triệu, chia 4 tuần, mỗi tuần nhờ căng – tin mua gửi vào 500 ngàn tiền đồ. Như vậy đủ giữ mâm rồi.
-Vào trại, nếu bệnh tật thì sao? – Trại vẫn cho gửi thuốc vào. Thường khi vào, bác sỹ trại phải khám. Ông nào bệnh mãn tính, có bệnh án thì nhà nên gửi vào. Còn loại bệnh như gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ, dạ dày, đại tràng, tiểu đường… thường phạm cứ thoải mái khai với trại, tính sau. Việc chuyển từ buồng thường lên buồng y tế hoàn toàn do quản giáo quyết. Đoạn này chắc ông hiểu ý tôi. Buồng y tế thường có năm chục phạm. Hoàn toàn có thể chuyển từ buồng y tế ra bệnh viện ngoài chữa bệnh. Phạm chỉ bị xích vào giường bệnh. Do là bệnh viện chứ không phải trại giam, nên người nhà vẫn vào thăm bệnh vô tư. Chỉ cần nói qua cho một cán bộ trại giam ngồi canh bên ngoài. Miễn đừng tính trốn hay đưa ma túy vào là được.
Anh bạn người viết bị tam giam không quá dài, khoảng hai tháng, đủ để biết cảnh “ cơm cân áo số “. Sau ra tòa, Viện đề nghị 15 năm, tòa tuyên 5 năm. Hai gã đồng phạm khác bị tạm giam hai năm rưỡi, luật sư chiến đấu thật lực, nên tòa tuyên trả tự do tại tòa. Người nhà nghe tuyên mừng quá khóc rưng rức. Một vụ án mà luật sư tham gia đều nói chưa từng thấy.
Anh bạn của người viết gặp rắc rối với pháp luật và bị tạm giam. Khi được thay đổi biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú, tức là được “ tại ngoại “, anh ta được dịp kể về cuộc sống sau song sắt.Trại khá nổi tiếng tạm giam các bị can phạm tội tại khu vực Hà Nội. Họ là những người đang bị điều tra, chờ ngày xử, hoặc chờ thi hành án. Một buồng giam rộng chừng 40m2, chứa 50 – 70 con người. Vừa nhập phòng, trưởng buồng, có vài người khác trợ giúp, đã gọi hỏi người mới: Tội gì? Nhà đâu? Có người quen là quản giáo không? Người mới tránh nói trống không nếu không muốn nhận vài cái dép. Gã nào mới vào trại lần đầu thường bị trưởng buồng cho nằm gần … nhà vệ sinh. Biết làm sao! Chỗ khác có người cả rồi, chẳng nhẽ tranh với người ta? Mấy tay nhiều tiền án, quen vào tù ra khám, thường có chút quà cho buồng, màn chào hỏi vì thế thông hơn. Sau đó thì trưởng buồng phân “ mâm “. Mỗi buồng có ba “ mâm “: “ Mâm trên “, “ mâm giữa “ và “ mâm dưới “. Chia vậy căn cứ vào trật tự được chia cơm và thức ăn lúc ăn. “ Mâm trên “ được chia trước, sau đến “ mâm giữa “ và “ mâm dưới “. Cơm thường có rau và canh. Thứ 2 và thứ 6 có thêm thịt.-Ai được phân “ mâm trên “? – Phân “ mâm “ căn cứ vào việc “ tiếp tế “. “ Tiếp tế “ chẳng phải là cái gì ám muội. Luật cho phép người thân thăm nuôi người nhà bị tạm giam. Người thân muốn người nhà bị tạm giam được ăn uống cải thiện chỉ cần gặp căng – tin trại theo ngày gặp nhất định, báo đồ ăn, ví dụ phòng 2, phạm nhân XYZ, một con gà, là gà được căng – tin mua, làm sẵn và chuyển vào phòng. Giả sử XYZ thuộc “ mâm giữa “, thì tất cả thành viên “ mâm giữa “ được chia phần thịt gà. XYZ may được hai miếng. Vì vậy, nếu nhà tiếp tế nhiều, nghĩa là thành viên khác cũng được hưởng, thì XYZ sẽ được lên mâm. Thật hợp lý!-Mâm hay chức trưởng buồng có thay đổi không nếu một đại ca giang hồ hay một tay võ nghệ cao cường bị tạm giam đưa vào phòng? – Không có chuyện đó! Mọi cái xét theo tiếp tế. Ông là đại ca hay võ sư ở đâu tôi không biết, nếu không có tiếp tế thì vẫn cứ ngồi mâm dưới. Buồng tôi, “ thằng “ trưởng buồng 9x, trông thư sinh. Nhà nó có hai nhà mặt phố cổ, có tiền tiếp tế. Chuyện đại ca bắt tù đánh nhau rồi ngồi xem ở đâu có, chỗ tôi không có. Lẽ nhiên, đám đại ca vẫn bắt được ai đó đấm bóp nếu bắt nạt được người ta.-Tiếp tế có nhiều không? – Thật sự người không biết tưởng nhiều. Tôi vào lần đầu. Nhà tôi không biết nên ban đầu tiếp tế nhiều. Sau tôi rút kinh nghiệm, tiếp tế tháng hết 2 triệu, chia 4 tuần, mỗi tuần nhờ căng – tin mua gửi vào 500 ngàn tiền đồ. Như vậy đủ giữ mâm rồi.-Vào trại, nếu bệnh tật thì sao? – Trại vẫn cho gửi thuốc vào. Thường khi vào, bác sỹ trại phải khám. Ông nào bệnh mãn tính, có bệnh án thì nhà nên gửi vào. Còn loại bệnh như gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ, dạ dày, đại tràng, tiểu đường… thường phạm cứ thoải mái khai với trại, tính sau. Việc chuyển từ buồng thường lên buồng y tế hoàn toàn do quản giáo quyết. Đoạn này chắc ông hiểu ý tôi. Buồng y tế thường có năm chục phạm. Hoàn toàn có thể chuyển từ buồng y tế ra bệnh viện ngoài chữa bệnh. Phạm chỉ bị xích vào giường bệnh. Do là bệnh viện chứ không phải trại giam, nên người nhà vẫn vào thăm bệnh vô tư. Chỉ cần nói qua cho một cán bộ trại giam ngồi canh bên ngoài. Miễn đừng tính trốn hay đưa ma túy vào là được.Anh bạn người viết bị tam giam không quá dài, khoảng hai tháng, đủ để biết cảnh “ cơm cân áo số “. Sau ra tòa, Viện đề nghị 15 năm, tòa tuyên 5 năm. Hai gã đồng phạm khác bị tạm giam hai năm rưỡi, luật sư chiến đấu thật lực, nên tòa tuyên trả tự do tại tòa. Người nhà nghe tuyên mừng quá khóc rưng rức. Một vụ án mà luật sư tham gia đều nói chưa từng thấy.
Source: https://suadieuhoa.edu.vn
Category : Chuyện Vặt