Khắc phục lỗi bình Nóng Lạnh vào điện nhưng không Nóng?

Khắc phục lỗi bình Nóng Lạnh vào điện nhưng không Nóng?

Đèn báo bình nóng lạnh vẫn sáng nhưng đợi thời gian dài mà vẫn chưa có nước nóng. Nếu lo lắng vì tình trạng này, hãy tìm hiểu bài viết sau.

Khi đông đến, bạn muốn được đắm mình vào dòng nước nóng để trút bỏ hết buồn phiền sau một ngày làm việc. Nhưng bỗng nhiên bình nóng lạnh không nóng, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục nhé. 

  1. >> Dịch vụ sửa bình nóng lạnh tại nhà Hà Nội
  2. >>> Địa chỉ bảo dưỡng bình nóng lạnh uy tín tại Hà Nội

Tìm hiểu nguyên nhân và cách khăc phục bình nóng lạnh không nóng

Sau một thời gian dài sử dụng bình nóng lạnh nhà bạn bỗng dưng không có nước nóng. Đây là trường hợp rất hay xảy ra đối với bình nóng lạnh. Dưới đây là một số nguyên nhân và cách khắc phục khi bình nóng lạnh không nóng:

Do nguồn điện

  • Đây là trường hợp đầu tiên cần phải tiến hành kiểm tra vì bình nóng lạnh không vào điện. Nếu bình nóng lạnh không nhận được điện từ đầu vào thì bình không thể làm nước nóng được. Để có thể kiểm tra trường hợp này, bạn có thể làm theo các bước:
  • Kiểm tra xem thiết bị chống giật ELCB của bình nóng lạnh có tự động ngắt hay không. Vì khi rò rỉ điện thì sẽ tự động ngắt nguồn điện của bình nóng lạnh.
  • Bạn có thể dùng bút thử điện để kiểm tra xem nguồn điện của bình nóng lạnh có còn hoạt động hay không.
  • Kiểm tra xem dây dẫn điện có bị đứt hay bị chuột cắn hay không? Nếu có thì nên thay ngay dây mới.

Thanh đốt của bình bị hỏng

  • Việc thanh đốt bị hỏng là trường hợp hay xảy ra nhất khi bình nóng lạnh không nóng. Nguyên nhân do bình bị chập điện, sử dụng thường xuyên quá công suất hay nguồn hoạt động không tốt. Nếu thanh đốt của bình nhà bạn bị hỏng thì không còn cách khắc phục nào khác ngoài việc thay thanh đốt.

Thanh nhiệt trong bình nóng lạnh bị đóng cặn

  • Do thanh điện trở sử dụng lâu ngày, xảy ra hiện tượng không làm nóng được nước. Khiến cho nhiệt độ càng phải tăng cao làm cát thạch anh bên trong giãn nở mạnh và tiếp tục tăng lên, có thể gây nứt vỡ và lớp cặn bám vào. Quá trình này khiến phần cách điện bị nứt vỡ gây ra hiện tượng rò rỉ nước và mất an toàn điện năng.
  • Hiện tượng này còn có thể do lớp cách điện của vỏ thanh điện bị ăn mòn gây hiện tượng rò rỉ điện ra nguồn nước.
  • Thanh nhiệt bị đóng cặn sẽ gây ra những nguy cơ bị điện giật đối với người dùng rất cao gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Do đó, khi gặp phải tình trạng thanh nhiệt của bình nóng lạnh bị đóng cặn. Cách xử lý tốt nhất chính là mua một thanh điện trở mới.

Rơ le bị hỏng

  • Rơ le là thiết bị có thể tự động ngắt nguồn điện khi bình nóng lạnh đủ nhiệt độ và ngược lại. Rơ le không có chức năng chống rò rỉ điện nên khả năng bị giật khi tắm là khá cao.
  • Nên khi bình nóng lạnh không nóng do rơ le bị hỏng, bạn nên ngắt aptomat, tắt nguồn điện, để đảm bảo an toàn trong lúc kiểm tra.
  • Gọi đội ngũ nhân viên kỹ thuật đến kiểm tra, sửa chữa và thay rơ le mới. Tuyệt đối không tự ý tháo lắp và sửa chữa rơ le khi không có kinh nghiệm chuyên môn.

Hỏng van nước của bình

  • Van nóng lạnh giúp bạn có thể tạo ra hai chiều nóng và lạnh. Khi khóa van nóng bị hỏng thì lúc mở nước tắm bình nóng lạnh sẽ không thể nào chảy nước nóng xuống được vì khóa van nóng đã bị hỏng. Nếu van khóa bình nóng lạnh bị hỏng thì chỉ còn cách gọi cho đội kỹ thuật đến và sửa chữa, tuyệt đối không tự tháo lắp và sửa chữa bình nóng lạnh.

Tắc ống nóng

  • Có thể đường ống đầu ra của bình bị tắc do cặn bẩn và hư hỏng khiến cho nước từ đầu ra không thể lưu thông dẫn đến bình nóng lạnh không nóng. Cách khắc phục bạn cần gọi cho đội ngũ kỹ thuật để tiến hành sửa chữa làm sạch ống và sạch bình nóng lạnh của mình.

Một số điều cần tránh khi dùng Bình Nóng Lạnh

Bình nóng lạnh ngày nay được sử dụng rộng rãi phổ biến trong các gia đình. Đây là thiết bị điện cần thiết trong gia đình. Chúng ta không thể phủ nhận vai trò của mỗi chiếc bình nóng lạnh. Nhưng khi sử dụng sai, đôi khi dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.  Dưới đây là những sai lầm nghiêm trọng chúng ta cần tránh khi sử dụng bình nóng lạnh.  Đội ngũ nhân viên kỹ thuật rất vui khi được hỗ trợ các bạn.

Vừa tắm vừa mở bình nóng lạnh:

  • Là một trong số những thói quen vô cùng nguy hiểm. Bởi bình nóng lạnh không ngăn được việc điện rò vào nước.
  • Sau một thời gian sử dụng. Các bộ phận, chi tiết bên trong đã cũ và không thể hoạt động hiệu quả như lúc mới. Điện có thể rò vào nước bất cứ lúc nào mà bạn không thể biết trước.
  • Do lo lắng nước hết trong khi tắm. Hoặc lầm tưởng có thống chống ngắt điện tự động khi nước đã đủ nhiệt.

Nếu khi tắm mà bạn vẫn để điện thì có thể bị điện giật, điện rò vào nước. Nguy cơ tử vong là rất cao. Do vậy, khi đi tắm bạn nên ngắt hẳn điện rồi mới tắm cho an toàn.

Bật Bình Nóng Lạnh Liên tục:

  • Bình nóng lạnh làm nóng nước là đốt nóng dây mayso. Mặc dù có thiết kế phức tạp và hiện đại hơn nhưng nguy cơ gây giật của hai thiết bị ngang nhau.
  • Việc bạn cắm điện bình nước nóng liên tục không ngắt. Đây là nguyên nhân nhân  làm mòn lớp cách điện. Khiến hệ thống ngắt điện gặp sự cố.Chú ý: Để đảm bảo tính mạng, Cũng như độ bền của bình nóng lạnh. Thao tác bạn cần làm là cắm trước khi sử dụng 15 đến 30 phút. Khi sử dụng để tắm cần ngắt điện bình nước nóng để đảm bảo an toàn.

Không bảo dưỡng bình thường xuyên, định kỳ:

  • Cũng như cơ thể con người. Nếu làm việc trong một thời gian dài, không được nghỉ ngơi, chăm sóc định kỳ. Thì rất dễ bị ốm.
  • Chiếc Bình nóng lạnh gia đình bạn cũng vậy. Bởi sau thời gian sử dụng, chúng sẽ bị bào mòn và xảy ra các vấn đề khi hoạt động. Nếu không thường xuyên kiểm tra và sửa kịp thời, nguy cơ cháy nổ, rò điện rất cao.
  • Với bình nước nóng, bạn nên kiểm tra và bảo dưỡng tối thiểu 3 tháng một lần. Đặc biệt cho mùa đông sử dụng nhiều. Bạn nên kiểm tra mỗi tháng 1 lần để đảm bảo an toàn tính mạng cho cả gia đình.

Nguồn: SUADIEUHOA.EDU.VN

Alternate Text Gọi ngay