Danh sách 11 nước đón tết nguyên đán giống Việt Nam

11 Đất nước cùng đón tết nguyên đán Âm Lịch cổ truyền giống Việt Nam gồm: Trung Quốc, Singapore, Indonesia, Hàn Quốc, Mông Cổ, Triều Tiên.

Mỗi nước lại có những phong tục đón Tết khác nhau và vô cùng đặc biệt mang đậm tính truyền thống, nhưng nhìn chung đón tết Âm lịch vẫn là dịp để các thành viên trong gia đình cùng sum họp để đón chào năm mới. Bây giờ, cùng suadieuhoa.edu.vn tìm hiểu những điều thú vị về ngày đón tết cổ truyền này nhé!

Tết Nguyên đán là gì?

Tết Âm lịch hay còn gọi là Tết Nguyên đán là một trong những nét văn hóa truyền thống lâu đời, không thể thiếu trong đời sống của người dân nhiều nước châu Á đón tết như Việt Nam, Hàn Quốc, Mông Cổ, Singapore, Trung Quốc,…

Ở mỗi đất nước lại có những phong tục đón Tết khác nhau vô cùng đặc biệt mang đậm tính truyền thống, nhưng tựu chung tết Âm lịch vẫn là dịp để các thành viên trong gia đình cùng sum họp để đón chào năm mới hạnh phúc và bình an.

Top 10 nước đón Tết Nguyên Đán

1 Việt Nam

Đối với mỗi người dân Việt Nam đón tết, dù có đi đâu hay làm gì thì cứ vào ngày Tết, ai ai cũng trở về nơi quê cha đất tổ, thắp nén nhan lên bàn thờ tiên tổ và cùng gia đình đón một mùa xuân mới ấm cúng, hạnh phúc, an khang, thịnh vượng. Sau cả một năm với những thăng trầm của thời đại, Tết chính là dịp, là cơ hội để mọi người cùng nhau ngồi quây quần lại bên nhau hồi tưởng về những câu chuyện đáng nhớ nhất trong một năm vừa qua.

Theo quan niệm từ lâu đời, Tết là những ngày khởi đầu cho một năm mới nên hầu hết các gia đình đều dọn dẹp sạch sẽ nhà cửa, mua sắm đồ mới để “lấy hên”, tạo phong thủy rước tài lộc, may măn trong năm mới. Có rất nhiều việc làm truyền thống trong dịp lễ Tết, nhiều gia đình lựa chọn gói bánh chưng, bánh tét và làm nhiều món ăn đặc trưng ngày Tết. Bên cạnh đó, những gia đình khác còn kỳ công làm cây nêu để treo trên mái nhà với mong muốn xua đuổi ma quỷ, trút đi vận xui năm cũ.

Trong lễ đón tết của người dân Việt, “Giao thừa” là một thời khắc rất quan trọng nên được các gia đình chuẩn bị rất kỹ lưỡng. Đây chính là thời điểm đánh dấu kết thức năm cũ và khởi đầu một năm mới.

Danh sách 10 nước đón tết nguyên đán giống Việt Nam

Danh sách 10 nước đón tết nguyên đán giống Việt Nam

Ngoài ra, các hoạt động thường diễn ra vào dịp Tết là đi du xuân, lễ chùa, hái lộc, xông đất đầu năm… Trẻ con thường được người lớn lì xì những phong bao đỏ với hàm ý chúc mọi điều may mắn trong năm mới.

2 Trung Quốc

Tết cổ truyền tại Trung Quốc là ngày lễ quan trọng nhất trong năm. Thường được bắt đầu từ ngày 8-12 theo âm lịch, người dân Trung Quốc trên khắp thế giới đổ về quê ăn Tết và đoàn tụ cùng gia đình, quây quần bên nhau làm những món ăn ngon để thờ cúng tổ tiên trong dịp năm mới. Hơn nữa, những lễ hội vui Tết Nguyên đán của họ được kéo dài cho đến hết ngày 15-1 Âm lịch.

Vào dịp năm mới, người dân Trung Quốc thường trang trí nhà cửa bằng cách treo những câu đối đỏ, đèn lồng đỏ dán giấy đỏ và đốt pháo để mong muốn có một cái Tết vui vẻ, một năm mới an lành. Vì vậy, đến Trung Quốc vào dịp Tết Nguyên đán, du khách sẽ thấy ngập tràn sắc đỏ. Đó là màu đỏ của đèn lồng, của câu đối, của sắc áo truyền thống, của những phong bao lì xì,…

Ngày Tết, người Trung Quốc đón tết có thói quen quây quần bên nhau làm những món ăn ngon để thờ cúng tổ tiên. Mỗi năm, trong lịch của người Trung Quốc tương ứng với một con vật nên trong năm của con vật nào thì người ta thường tránh ăn thịt con vật đó vào đầu năm.

Thực đơn ngày Tết của người Trung Quốc đa phần là các loại bánh. Việt Nam có  bánh chưng, bánh tét thì ở Trung Quốc, đáng chú ý có bánh tổ được làm từ gạo nếp loại tốt, cùng với đường và một chút gừng tươi, đây được coi là loại bánh truyền thống trong dịp Tết ở Trung Quốc.

3 Hong Kong (Trung Quốc)

Người Hồng Kông đón Tết âm lịch cổ truyền với rất nhiều hoạt động. Tết cổ truyền ở Hồng Kông có nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc, nhưng cách đón Tết của người Hồng Kông pha trộn giữa truyền thống Phương Đông và những nét văn hóa phóng khoáng, mới mẻ của phương Tây.

Trong dịp Tết âm lịch, hoạt động nổi bật diễn ra ở Hồng Kông là Hội chợ hoa đón mừng năm mới, nó thường được tổ chức kéo dài từ ngày 25 đến 30 Tết âm lịch. Tại đây luôn luôn có những loài cây quen thuộc của mùa xuân như quất, thủy tiên, mẫu đơn, đào, biểu tượng cho những gì mang ý nghĩa tốt đẹp và may mắn nhất cho năm mới.

Vào ngày đầu tiên của năm mới, người Hồng Kông còn tập trung ở cảng Tsim Sha Tsui, xem các vũ đoàn nghệ thuật biểu diễn, các nhân vật Disney diễu hành trong tiếng nhạc rộn rã. Trong ngày mùng 2 Tết, mọi người lại rủ nhau đến cảng Victoria, thưởng thức màn biểu diễn pháo hoa kéo dài 20 phút. Đây được xem là một trong những màn bắn pháo hoa lọt top đẹp nhất thế giới.

4 Singapore

Cùng ăn Tết Nguyên đán giống như ở Việt Nam, ở Singapore, vào những ngày Tết thường diễn ra Lễ hội mùa xuân với 3 sự kiện nổi bật là: Lễ hội Hoa đăng, Lễ hội Singapore River Hongbao, Lễ hội đường phố Chingay, và cùng nhiều những hoạt động khác.

Trong số đó, sôi động và tập trung đông người tham gia nhất chính là Lễ hội Đường phố Chingay, thường bắt đầu diễn ra từ ngày thứ Bảy đầu tiên của năm mới ở khu vực Vịnh Marina, và kết thúc vào ngày Rằm tháng Giêng. Hoạt động này thu hút rất đông du khách và người dân địa phương cùng tham gia diễu hành trên đường phố.

Tên gọi Chingay theo tiếng Hoa có nghĩa là “nghệ thuật trang phục và hoá trang”. Đây là hoạt động độc đáo để người dân Singapore vừa vui chơi, vừa thắt chặt tình đoàn kết giữa các sắc tộc trong nước và với các cộng đồng dân tộc trên toàn thế giới.

Vào dịp Tết, người Singapore thường ăn bánh Tang yuan (bánh trôi tàu) với ý nghĩa đoàn viên, sum họp. Mâm cỗ tết của người Singapore còn có những món ăn khác nhu Yusheng (cá sống), Chang Shou mian (mỳ trường thọ), Pencai (món ăn bao gồm thịt lợn, thịt gà, nấm, hải sản, bào ngư, hải sâm, sò điệp…)

5 Indonesia

Dù Tết âm lịch không phải là một lễ hội tôn giáo ở Indonesia song vào dịp Tết âm lịch, những người Indonesia gốc Hoa vẫn có các hoạt động đón mừng Tết tại chùa, nhà thờ và đền. Nếu đến Indonesia vào dịp Tết âm lịch, bạn đừng ngạc nhiên nếu có ai đó chào mừng bạn bằng câu: “Selamat Hari Raya”. Câu chúc mừng này có nghĩa là chúc một lễ hội vui vẻ và nó được dùng trong tất cả những dịp lễ hội lớn.

6 Philippines

Philippines có thể được xem là quốc gia có truyền thống đón Tết âm lịch muộn nhất trong lịch sử văn hoá châu Á. Đến năm 2012, Chính phủ Philippines mới chính thức công nhận Tết âm lịch là một trong những ngày lễ lớn trong năm.

Trong những ngày Tết, người dân Philippines thường đi chùa, nhà thờ, cầu cho một năm may mắn, an lành, thịnh vượng. Hoạt động đón mừng năm mới của người dân Philippines luôn có các màn múa lân, múa rồng. Ẩm thực trong ngày Tết của người Philippines là món bánh gạo ngọt (Tikoy). Bánh này được làm từ gạo nếp, trộn mỡ heo, đường và nước, sau đó trộn chung với trứng gà, đánh đều trước khi chiên. Chính sự hoà quyện của các nguyên liệu nên bánh Tikoy có ý nghĩa cầu chúc cho mọi người trong gia đình luôn bên nhau.

7 Malaysia

Ở Malaysia, ¼ dân số nước này là người Hoa kiều, vì vậy đón tết Nguyên đán cũng là một dịp rất quan trọng trong đời sống của người dân. Đây cũng được coi kỳ nghỉ chính thức tại quốc gia này.

Giống như các quốc gia đón Tết nguyên đán khác, đây cũng là dịp để người dân ở Malaysia có dịp đoàn tụ, quây quần bên nhau. Vào tối giao thừa, pháo hoa sẽ được bắn tại Tháp đôi Petronas. Các hoạt động như múa lân, sư tử diễn ra tại khu phố người Hoa.

8 Hàn Quốc

Ngày lễ lớn nhất trong năm của người Hàn Quốc chính là đón tết Âm lịch, hay còn gọi là Seollal – ngày xua đuổi các linh hồn xấu xa, những điều xui xẻo và chào đón những điều tốt lành. Cũng giống như ở Việt Nam, Tết Seollal bắt đầu từ ngày 1-1 âm lịch và thường kéo dài trong 3 ngày.

Khi năm cũ qua đi và năm mới tới, mọi người trong gia đình quây quần bên nhau và thực hiện những nghi lễ truyền thống. Nghi lễ đầu tiên của ngày Tết, gọi là Charye, diễn ra tại nơi thờ cúng của gia đình. Các thành viên trong gia đình bái lạy trước bàn thờ để tỏ lòng tôn kính tổ tiên. Tiếp sau đó là nghi lễ Sebae. Những người trẻ trong gia đình tới bái lạy, chúc thọ những người lớn tuổi và sau đó lại được nhận tiền mừng tuổi từ cha mẹ, ông bà.

Đặc biệt, sẽ là thiếu sót khi không nhắc đến văn hóa ẩm thực trong ngày tết của người Hàn Quốc. Đồ ăn để cúng được các gia đình chuẩn bị từ trước Tết và phải được hoàn tất vào đêm giao thừa. Mâm cỗ cúng lên đến hơn 20 món, trong đó nhất thiết phải có ttok-kuk – một loại phở nước được chế từ bò hay gà, và món canh bánh gạo.

Người dân Hàn Quốc có thói quen hỏi nhau đã ăn được bao nhiêu bát canh bánh gạo bởi họ quan niệm ăn bao nhiêu bát thì sẽ lớn thêm bấy nhiêu tuổi. Trong 3 ngày Tết, người Hàn Quốc thường mặc trang phục truyền thống Hanbok, tổ chức nhiều hoạt động chào mừng như nhảy múa, ca hát và chơi các trò chơi dân gian. Vào ngày Tết, trước cửa nhà của người Hàn Quốc còn có một cái xẻng bằng rơm (gọi là Bok-jo-ri) với ý nghĩa hốt thóc gạo rơi vãi ngoài cửa, nhận được phúc lộc quanh năm.

9 Triều Tiên

Tết năm mới ở Triều Tiên được gọi là Seol. Trong dịp Tết, người dân Triều Tiên thường đến nhà họ hàng, thầy cô, bạn bè hoặc đến đặt hoa ở tượng đài cố Chủ tịch Kim Nhật Thành và chụp ảnh ở đó.

Nếu như người Hàn Quốc thích ăn canh bánh gạo trong ngày đầu năm mới thì người dân Triều Tiên lại thích ăn bánh songpyeon, một loại bánh gạo nặn theo hình trăng lưỡi liềm thể hiện quan niệm sống “Trăng khuyết rồi trăng lại tròn” như cuộc đời vẫn đổi thay, xoay vần của họ.

Nhưng cũng giống như những nước châu Á khác, trong những ngày đầu năm mới, người dân Triều Tiên cũng có những nghi lễ đặc biệt để tưởng nhớ tổ tiên của mình. Sau nghi lễ chúc phúc năm mới, trẻ con ùa ra đường chơi cùng nhau, bé trai cùng nhau thả diều và chơi quay; các bé gái thì chơi bập bênh hoặc rủ nhau nhảy dây. Còn ở trong nhà, người lớn sẽ chơi bài hoặc các trò chơi cổ truyền của người Triều Tiên đón tết. Tết năm mới ở Triều Tiên là thời gian để mọi người sum họp quây quần bên gia đình.

10 Mông Cổ

Một trong hai dịp lễ lớn nhất của người Mông Cổ trong năm chính là Tết Âm lịch, còn gọi là Tết Tháng trắng. Đây không chỉ là một ngày lễ báo hiệu kết thúc mùa đông dài và lạnh lẽo, đón chào một mùa xuân mới, mà nó còn là thời điểm để gia đình sum vầy và thắt chặt mối quan hệ.

Để chuẩn bị cho ngày Tết quan trọng này, người Mông Cổ sẽ dọn dẹp nhà cửa, chuồng trại, tắm rửa, mặc quần áo mới, để đón năm mới “sạch sẽ”. Món ăn truyền thống trong Tết Tháng trắng, là các sản phẩm làm từ sữa, bánh, thịt cừu, thịt bò, thịt ngựa, cơm ăn cùng với sữa đông; hay cơm ăn chung với nho khô…

Trước giao thừa, những người nam giới ở Mông Cổ sẽ thực hiện một nghi lễ quan trọng là lên một ngọn đồi hay núi gần đó để cầu nguyện. Sau khi cầu nguyện, mỗi người chọn một hướng đi mà theo tử vi là hợp với họ để xuất hành. Việc xuất hành đầu năm này được cho là sẽ mang lại may mắn cho mọi người.

Trong 3 ngày Tết, người Mông Cổ đón tết sẽ chỉ mặc trang phục dân tộc. Mọi người thường tụ họp tại nhà của người già nhất trong vùng. Sau đó, họ cùng nhau trò truyện, vui đùa, trao đổi các món ăn và thưởng thức chúng.

11 Bhutan

Cũng giống như Tết cổ truyền ở Việt Nam, Tết Losar là một trong những ngày lễ quan trọng nhất của đất nước Bhutan và được tổ chức rất long trọng theo Âm lịch. Tết Losar diễn ra trong vòng 15 ngày và ba ngày đầu tiên của năm mới được xem là ngày quan trọng nhất đối với người dân Bhutan.

Vào ngày cuối cùng của năm cũ, các gia đình ở Bhutan đều tất bật dọn dẹp nhà cửa và dâng lên bàn thờ tổ tiên nhiều thực phẩm và hoa quả để tạ ơn thần linh và tổ tiên đã ban tặng cho họ cuộc sống ấm no trong năm cũ…

Những sự thật thú vị về Tết Nguyên đán

Chúc mừng tết Nguyên Đán

Tết Nguyên Đán tại Việt Nam không giống Tết Nguyên Đán Trung Quốc.

Ở Trung Quốc, các thuật ngữ “Chinese New Year” và “Lunar New Year” thường được sử dụng đồng nghĩa, và thường dùng để chỉ cùng một thứ. Nhưng Lunar New Year không hoàn toàn giống Chinese New Year đối với tất cả mọi người ở Trung Quốc hoặc ở các nền văn hóa khác nhau.

Thuật ngữ “Lunar New Year” thực sự được sử dụng rộng rãi hơn ở các nước khác. Tết Nguyên đán có nhiều tên gọi khác nhau ở các nước ngoài Trung Quốc. Ở Việt Nam, Tết Nguyên đán được gọi là Tết; trong tiếng Hàn, nó được gọi là Seollal.

Tết nguyên đán việt nam
Tết nguyên đán việt nam

Tết Nguyên đán được tổ chức ở hầu hết các nước Đông Á.

Tết Nguyên đán được tổ chức theo truyền thống ở các nước châu Á, đặc biệt là ở Trung Quốc và những nước khác chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc như Việt Nam, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Nhật Bản, Philippines và Indonesia. Nó cũng được tổ chức ở nơi có thể tìm thấy các cộng đồng người Hoa và các cộng đồng ở nước ngoài của các quốc gia đó.

Tết Nguyên đán có thể được gọi với nhiều tên khác nhau ở các quốc gia và cộng đồng Đông Á khác nhau, nhưng nó thường được tổ chức vào cùng một ngày với những lễ kỷ niệm tương tự.

Múa sư tử đón tết âm lịch

Tết Nguyên đán thường rơi vào cuối tháng Giêng hoặc đầu / giữa tháng Hai.

Ngày của Tết Nguyên đán được quyết định bởi Âm lịch (Trung Quốc), dựa trên các chu kỳ của mặt trăng và mặt trời và thường đi trước từ 20 đến 50 ngày so với lịch Gregorian (được sử dụng quốc tế). Năm 2022, Tết Nguyên đán sẽ rơi vào ngày 1/2.

Mỗi năm âm lịch tương ứng với một trong 12 con giáp.

Ở Việt Nam, Âm lịch tuân theo chu kỳ 12 năm và mỗi năm được đại diện bởi một trong 12 con giáp tạo thành hoàng đạo Trung Quốc. Theo thứ tự là Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi. Mỗi dịp Tết Nguyên đán mở ra một năm mới.

Tuy nhiên, ở Trung Quốc, bởi vì con thỏ là một con vật khá quan trọng trong văn hóa Trung Quốc, vì vậy nó được sử dụng là biểu tượng của Mão mà ở Việt Nam, Mão là biểu tượng cho năm con Mèo.

Tết Nguyên đán được gọi là Lễ hội mùa xuân ở Trung Quốc.

Mặc dù vào mùa đông ở hầu hết Trung Quốc, Tết Nguyên Đán vẫn được mọi người biết đến với cái tên  Lễ hội mùa xuân  ở Trung Quốc. Bởi vì nó bắt đầu ‘Bắt ​​đầu mùa xuân’ ( thuật ngữ đầu tiên trong số  24 thuật ngữ mặt trời, được đặt tên theo những thay đổi theo mùa trong tự nhiên / thời tiết) và đánh dấu sự kết thúc của mùa đông và đầu mùa xuân.

Tết Nguyên đán là mùa của những điều kiêng kỵ và mê tín dị đoan.

Người ta tin rằng có nhiều điều bạn không nên làm vào ngày Tết, nếu không bạn có thể gặp vận rủi. Chúng bao gồm: tránh gội đầu, giặt quần áo, quét nhà mùng 1 Tết,.. vì nó sẽ cuốn trôi vận may. Chỉ nói những điều vui vẻ và tránh nói những từ không may mắn như ‘cái chết’ và ‘bệnh tật’ vì chúng mời gọi những lời nguyền rủa, tránh mặc đồ đen hoặc trắng, liên quan đến với tang tóc, và đừng khóc hay để ai khác khóc vì nó gợi lên nỗi buồn trong năm tới.

Thực phẩm may mắn là phần quan trọng nhất của lễ mừng năm mới âm lịch.

Người ta chế biến nhiều món ăn truyền thống mang ý nghĩa tượng trưng. Chúng không chỉ là những món ăn đơn thuần; chúng là biểu tượng của sự may mắn và thịnh vượng.

Trong bữa cơm đầu năm mới, cá là món ăn không thể thiếu vì cách phát âm từ ‘cá’ trong tiếng phổ thông là yú, đồng âm với từ ‘dư’. Vì vậy, ăn cá mang lại sự dồi dào của thực phẩm hoặc của cải.

Vào ngày mồng Một Tết, người ta ăn những sợi mì dài để tượng trưng cho ước nguyện trường thọ. Chúng tôi có nhiều hơn nữa về  thực phẩm may mắn cho Tết Nguyên đán.

Thực phẩm may mắn cho năm mới âm lịch

Tết Nguyên đán là một lễ hội giàu truyền thống và phong tục.

Theo truyền thống, Tết Nguyên Đán kéo dài 16 ngày từ Giao thừa đến Lễ hội Đèn lồng. Các công việc chuẩn bị bắt đầu sớm nhất là một tháng trước đó, bao gồm ‘quét nhà’ để quét sạch những điều xui xẻo, đen đủi và treo những câu đối đỏ để cầu may.

Những điểm nổi bật của lễ kỷ niệm đi vào đêm giao thừa năm mới và ngày đầu tiên của Tết Nguyên đán: đưa phong bì đỏ (Hongbao bằng tiếng Quan Thoại, lai thấy trong tiếng Quảng Đông, hoặc lìxì bằng tiếng Việt) cho trẻ em và bất cứ ai chưa lập gia đình như là một cách để gửi lời chúc tốt đẹp , đốt pháo hoa và pháo để xua đuổi quái vật cổ đại huyền thoại có tên là Nian, và các màn biểu diễn múa rồng và múa sư tử.

Hai đứa trẻ được nhận phong bao lì xì trong dịp Tết Nguyên đán.
Hai đứa trẻ được nhận phong bao lì xì trong dịp Tết Nguyên đán.

Tết Nguyên đán là một kỳ nghỉ kéo dài 7 ngày ở Trung Quốc.

Tết Nguyên Đán là lễ hội quan trọng nhất của người Trung Quốc. Mọi người tận hưởng một kỳ nghỉ đón tết kéo dài một tuần hoặc dài hơn. Nó được đánh dấu bằng thời gian nghỉ làm và đi học, thăm gia đình, đi ăn cùng nhau và đi du lịch trong những năm gần đây.

Năm 2022, kỳ nghỉ lễ từ ngày 31 tháng Giêng đến ngày 6 tháng Hai. Trước kỳ nghỉ lễ, hàng triệu người từ xa trở về ngôi nhà thời thơ ấu của họ để đoàn tụ gia đình, dẫn đến cuộc di cư lớn nhất của con người trên hành tinh được gọi là chunyun – ‘cuộc di cư mùa xuân’.

Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi suadieuhoa.edu.vn tiếp tục cập nhật để biết thêm những thông tin thú vị về đón tết Nguyên Đán. Chúc bạn một năm 2022 được trọn vẹn, ấm áp bên người thân!

Alternate Text Gọi ngay