Thịt đông món ăn với sự hòa quyện đậm đà của nhiều nguyên liệu quen thuộc

Cái nắng gay gắt của mùa hè Hà Nội đang dần biến mất. Thay vào đó là những cơn mưa bất chợt, từng đợt gió se lạnh trong những ngày đầu thu. Tiết trời Hà Nội trong những ngày này đang dần chuyển mình thay thế bởi không khí trong lành, mát mẻ. Miền Bắc nổi tiếng với thời tiết mùa đông khắc nghiệt, lạnh thấu xương. Nhưng đó cũng là điểm riêng biệt đặc trưng khí hậu ngoài Bắc. Những món ăn không thể thiếu trong ngày đông giá rét là: bún, phở Hà Nội, các món ăn vặt chiên rán. Hương vị nóng hổi, vừa ăn vừa xuýt xoa thật ấm lòng. Nhưng có một món ăn đặc trưng không thể thiếu được đối với mùa đông miền Bắc mà bạn không thể tìm được món ăn này tại miền Nam đó chính là thịt đông.

I. Thịt đông món ăn gắn liền với mùa đông miền Bắc

Nguồn gốc món thịt đông

Nói về món thịt đông có lẽ nhiều người vẫn chưa biết rõ nguồn gốc của món thịt đông này. Xuất phát của thịt đông là từ tầng lớp nghèo trong xã hội từ ngày xưa. Mỗi khi dịp Tết đến, gia đình thuộc tầng lớp thượng lưu trong xã hội sẽ mổ lợn, mua giò chả ăn Tết. Và những người nghèo thường không có tiền sắm sửa thức ăn cho ngày Tết. Và họ thường tận dụng lại đồ ăn thừa hay mỡ lợn đảo chung với nhau. Để ngoài sân qua đêm. Cái lạnh miền Bắc đã làm cho món ăn này đông lại và họ có thể thưởng thức trong ngày hôm sau, thay cho giò chả. Chính vì vậy, món thịt đông ra đời. Trải qua nhiều thế hệ, thịt đông được sử dụng rộng rãi trong ngày Tết của mỗi gia đình miền Bắc. Được biến tấu, chế thêm nhiều nguyên liệu và được yêu thích rộng rãi.

Món ăn với phương pháp nấu đơn giản, được sử dụng rộng rãi

Thịt đông được chế biến theo phương pháp cực kỳ đơn giản. Bạn chỉ cần đảo chung tất cả nguyên liệu, thêm gia vị, nước hầm đến khi chín. Và để trong tủ lạnh đến khi đông lại. Cũng vì tính chất đông đặc và ăn nguội, đây là món ăn được nhiều bà mẹ nội trợ ưa thích vì không cần chế biến lại quá nhiều lần. có thể bảo quản được lâu, phù hợp vào những ngày Tết.

Thông thường, thịt đông sẽ được chế biến và thưởng thức vào mỗi dịp Tết. Nhưng ngày nay, thịt đông có thể được nấu nướng hàng ngày tùy theo sở thích của mỗi gia đình. Bạn có thể kết hợp nhiều loại nguyên liệu khi chế biến như: thịt chân giò, tai heo, móng giò, thịt gà, bì lơn,… Mỗi người nấu sẽ cho ra hương vị khác nhau nhưng điểm đặc trưng vẫn là phần đông lại của món ăn. Có thể thấy rằng, thịt đông là món ăn đã theo chân văn hóa ẩm thực Việt Nam trong suốt thời gian dài. Hy vọng với những gì đã gìn giữ, món ăn sẽ được duy trì và sử dụng rộng rãi qua nhiều thế hệ Việt Nam.

II. Nguyên liệu cần có để làm thịt đông

– Thịt chân giò: 500gr
– Thịt nạc vai: 500gr
– Móng giò: 1 móng
– Bì lợn: 300gr
– Mộc nhĩ: 3-5 cái
– Hành khô
– Gia vị nêm nếm, nước mắm.

Những nguyên liệu sử dụng được mua tươi và bạn có thể thay thê tất cả các nguyên liệu khác. Ví dụ như bạn không thích ăn móng giò thì có thể thay thế bằng tai heo. Có thể cho thêm thịt gà vào món ăn này.
Thịt nạc vai các bạn có thể thay thế bằng thịt đùi để món ăn đỡ bị ngấy.
Khi nấu món thịt đông, các bạn nên cho phần bì lợn vào cùng. Vì bì lợn giúp món ăn tạo độ keo, cô đặc và đóng thành một khối chắc chắn hơn.

III. Các bước thực hiện làm thịt đông

Bước 1: Sơ chế phần thịt

Bì lợn rửa sạch với hai lần muối, hai lần chanh để loại bỏ hoàn toàn mùi hôi trên bì. Thái nhỏ thành từng miếng vừa ăn.
Móng giò rửa sạch với muối, và cũng chặt thành miếng vừa ăn
Thịt chân giò rửa sạch thái miếng to bản một chút. Bằng khoảng 2 ngón tay. Như vậy khi ninh nhừ sẽ rất ngọt thịt và ngon.
Thịt nạc vai thái miếng dày, giống thái quân cờ.
Vậy là các bạn có 4 loại thịt cho vào món ăn. Các bạn có thể sử dụng thêm thịt gà cũng không vấn đề gì.

Bước 2: Sơ chế nốt nguyên liệu còn lại

Phần mộc nhĩ, các bạn đem ngâm nở. Vớt ra, rửa sạch thái sợi, không cần băm nhỏ. Các bạn có thể cho thêm nấm hương vào thịt đông để tăng thêm hương vị. Tuy nhiên khi cho nấm hương vào thì thịt đông sẽ không bảo quản được lâu. Vì nấm hương sẽ nhanh làm món thịt đông bị chua.

Bước 3: Tẩm ướp gia vị

Phần thịt nạc vai và thịt chân giò sau khi đã sơ chế xong cho ra một cái bát và tiến hành tẩm ướp gia vị. Các bạn cho 1 thìa cafe gia vị, 1 thìa cafe bột nêm, 1 thìa cafe hạt tiêu. Trộn đều hỗn hợp để ngấm gia vị trong khoảng 30p.

Bước 4: Tiến hành nấu thịt đông

Hành khô rửa sách thái hoặc băm nhỏ. Cho nồi lên bếp. Thêm một chút dầu ăn. Đợi dầu nóng đổ phần hành đã thái phi thơm lên. Cho phần móng giò vào đảo đều. Đến khi săn mặt mong ta sẽ nêm nếm gia vị. Thêm 1 thìa cafe gia vị, 1 thìa cafe hạt nêm.
Phần móng khi đã săn mặt và nêm gia vị, đổ phần thịt nạc vai và thịt chân giò đã nêm gia vị vào đảo cùng. Đảo trên lửa lớn giúp nhanh chóng săn bề mặt thịt. Khi hai phần thịt đều đã săn mặt đổ nốt phần bì vào đảo cùng. Phần bì như là một chất kết dính tất cả nguyên liệu với nhau. Nếu không mua được bì lợn, các bạn có thể thay thế bằng tai heo.

Nêm nếm gia vị lần cuối. Cho thêm 2 thìa canh hạt nêm và 1 thìa cafe nước mắm tạo mùi. Nước mắm nên cho ít để tạo mùi thơm cho món ăn. Nếu bạn cho quá nhiều nước mắm thì thịt đông về sau dễ bị chua. Nêm ít hạt tiêu vào để tại độ thơm cho món ăn.
Tiếp tục xào lại đến khi thấm tất cả gia vị. Các bạn đổ nước nóng sấp mặt thịt. Để lửa to để sôi nhanh chóng. Sau đó hạ lửa nhỏ và ninh trong khoảng 2 tiếng. Trong quá trình ninh, bạn nên hớt hết phần bọt nổi trên mặt nồi để nước được trong khi đông lại.

Bước 5: Hoàn thành món ăn

Sau khi đã ninh được 2 tiếng tất cả phần thịt đã mềm nhừ, thấm đều gia vị. Tắt bếp và đổ phần mộc nhĩ đã thái sợi ngâm tự nhiên trong nồi. Không nên bật bếp đun lại vì phần mộc nhĩ có thể sẽ nát. Ngâm khoảng 15p.
Sau khi ngâm mộc nhĩ xong, chia đều ra thành từng bát nhỏ. Để nguội sau đó cho vào tủ lạnh từ 6-8 tiếng.

Vậy là thịt đông của các bạn đã hoàn thành rồi. Đổ bát thịt đông ra đĩa cà thưởng thức cùng gia đình. Phần thịt đông ngấm đều tất cả gia vị, mềm và thơm. Hy vọng với bài chia sẻ cách làm thịt đông này, các bạn có thể thực hiện thành công món ăn này tại nhà.

Alternate Text Gọi ngay