Sáng tạo với phương pháp chế biến mới lạ cùng bánh pate Việt Nam

Ẩm thực Việt Nam được biết đến với nhiều món ăn tinh tế, kết hợp khéo léo giữa nguyên liệu và hương vị. Sự kết hợp tuyệt vời đó đã mang đến cho người Việt bản sắc văn hóa ẩm thực riêng biệt. Pháp trong thời chiến, đã đem đến một nguyên liệu ẩm thực vào cuộc sống văn hóa người Việt. Đó chính là bánh mì. Trải qua nhiều giai đoạn, bánh mì trở thành nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực Việt Nam. Dù bánh mì có xuất xứ từ phương Tây, nhưng người Việt đã thuần hóa nó. Bằng cách kết hợp nguyên liệu Việt lên bánh mì. Điển hình ở đây ta có thể kể đến như: bánh mì Hội An, bánh mì chả lụa hay bánh mì Sài Gòn. Và bánh pate Việt Nam thực sự đã thổi hồn vào trong món bánh mì.

I. Bánh pate hay được gọi là bánh patesô

Bánh patesô nghe tưởng chừng lạ lẫm và có liên tưởng tới phương Tây. Nhiều người không biết sẽ lầm tưởng rằng bánh pate là của Pháp bởi có “ sô” trong tên. Nhưng thực chất bánh pate là của người Việt, được chế biến ra từ thời chống Pháp. Thời điểm đó, cũng có khá nhiều người Việt biết tiếng Pháp.

Bánh pate có hương vị gì đặc trưng?

Khi nghe tên bánh pate nhiều người sẽ nhầm lẫn với bánh mì pate. Tuy nhiên 2 loại bánh này có kết cấu khác nhau. Bánh mì pate vỏ bánh được làm theo công thức nhào bột, nướng cơ bản. Kẹp cùng pate và một số loại rau. Còn bánh mì pate lớp vỏ sẽ được chiên lên chín cùng nhân bên trong.

Bánh pate là sự kết hợp của lớp bột bên ngoài được chiên vàng giòn, dậy mùi thơm. Nhân bên trong là sự kết hợp của thịt nạc xay, kết hợp cùng một vài nguyên liệu khác. Được bọc trong lớp vỏ được chiên giòn, dậy lên mùi pate. Chính vì vậy người ta mới có tên gọi là bánh pate Việt Nam.
Tại Sài Gòn có một quán hủ tiếu với hơn 70 năm làm nghề kết hợp bánh pate ăn cùng hủ tiếu. Bánh pate được chiên vàng giòn hòa quyện với loại nước sốt đặc sánh tự làm tạo nên một nét đặc trưng không ở đâu tìm được ngoài quán ăn này. Với hương vị đậm đà, mới lạ còn chần chờ gì nữa mà không thử chế biến món ăn này tại nhà.

II. Nguyên liệu làm bánh mì pate

Vỏ bánh

– 200gr bột nếp
– 150gr bột gạo
– 25gr bột năng
– 25gr bột mì
– 25gr đường
– 270 ml nước

Nhân bánh

– 80gr thịt
– 80gr củ sắn
– 25gr đậu xanh
– 30gr cà rốt
– Hành tím
– Hành lá
– Gia vị: muối, hạt nêm, bột ngọt, hạt tiêu xay
– Nếu thích có thể cho thêm trứng cút luộc vào nhân bánh

III. Cách làm món bánh pate Việt Nam

Bước 1: Pha bột

Cho hết 200gr bột nếp, 150gr bột gạo, 25gr đường trắng và 270ml nước. Nhồi đến khi khối bột mềm, mịn. Chia thành 3 phần bằng nhau. Lấy 1/3 khối bột sau khi đã nhồi kỹ. Đem luộc sơ qua trong nước sôi. Để khi chiên lớp bột sẽ rất dẻo, xốp và giòn. Luộc sơ qua khoảng 4p với lửa vừa. Sau khi luộc bột xong, ta sẽ vớt khối bột ra ngoài.
Nhồi tiếp tục với 2/3 khối bột còn lại. Vì là luộc sơ qua nên lớp bột bên trong vẫn chưa chín hẳn. Nhồi đều với nhau. Ta sẽ có cảm giác hơi dính tay.


Lúc này ta sẽ dùng thêm bột áo. Thêm 25gr bột năng, 25gr bột mỳ cho vào trong khối bột. Tiếp tục nhào đều khối bột. Nếu có thời gian bạn nên ủ bột để qua đêm thì khi chiên khối bột sẽ ngon hơn. Nếu muốn sử dụng ngay thì có thể cho bột nghỉ khoảng 30p.

Bước 2: Sơ chế phần nhân bánh

Dùng 25gr đậu xanh ngâm cùng với một chút muối khoảng 60p.
Dùng 80gr củ sắn và 30gr cà rốt. Thái nhuyễn cà rốt và củ sẵn.
Hành tím, hành lá( bỏ phần trắng) rửa sạch và băm nhuyễn.
Cho ½ thìa cafe muối vào trong bát rau củ đã cắt. Ướp khoảng 15p.
Dùng 80gr thịt băm nhỏ.
Bắc chảo lên bếp. Cho một chút dầu ăn vào. Đợi dầu nóng thì cho hành tím vào phi thơm. Cho thịt băm vào xào với lửa lớn. Xào thật nhanh đến khi phần thịt chín tái. Thêm ½ thìa cafe hạt nêm, trộn đều lên và tắt bếp luôn. Không nên xào thịt quá chín vì ta sẽ còn một lần chiên qua cùng vỏ bánh. Nếu xào thịt quá chín thì phân nhân sẽ bị khô, không còn giữ được độ ẩm.
Cho rau củ khi đã ướp xong, ta sẽ tiến hành vắt nước rau củ. Để nhân sẽ không có quá nhiều nước. Dễ dáng trong công việc bao bột bên ngoài.

Bước 3: Làm nhân bánh

Phần rau củ sau khi đã vắt kiệt nước ta sẽ tiến hành làm nhân bánh. Cho rau củ đã vắt vào một cái bát. Thêm vào ½ thìa cafe muối, ½ thìa cafe bột ngọt, ½ thìa cafe hạt nêm, ½ thìa cafe tiêu. Cho thêm 25 gr đậu xanh sau khi đã hấp chín vào trộn cùng. Nếu thích nhân nhiều nguyên liệu hơn. Bạn có thể cho thêm trứng cút luộc khi bao bánh( giống như bánh gối vậy). Cho thêm thịt vào trộn cùng.

Bước 4: Nặn bột

Tán lớp bột đều ra, đặt giữa lòng bàn tay. Thêm 1 đến 1,5 thìa canh nhân vào lớp bột. Gấp lại thành hình tam giác hoặc các bạn có thể nặn thành hình tròn hay vuông thùy theo sở thích

Bước 5: Chiên bánh

Chiên bánh ngập dầu để lớp bánh được vàng giòn đều khắp mặt bánh. Chiên với lửa vừa. Đến khi vỏ bánh vàng, nở rộp lên là được. Cho vào thấy thấm dầu để loại bỏ bớt dầu bám trên bánh. Sẽ không bị ngấy lúc ăn.


Bánh pate sau khi để nguội vẫn sẽ cảm nhận được vị giòn của lớp vỏ bên ngoài. Nhưng vỏ bánh bên trong vẫn dẻo mềm hòa cùng lớp nhân đầy đủ màu sắc, đậm đà hương vị.
Món ăn này giống dạng bánh gối nhưng có hương vị ngon hơn rất nhiều. Các bạn có thể dùng bánh pate này cho bữa ăn sáng hoặc bữa ăn xế thì sẽ rất ngon.

Có thể thấy được rằng

Sự kết hợp của những nguyên liệu hết sức bình dị và mộc mạc đã tạo nên món ăn gắn bó với người Việt Nam từ lâu đời. Mặc dù bánh pate ngày nay đã được biến tấu với nhiều nguyên liệu kết hợp khác nhau. Nhưng nó vẫn giữ được hương vị thơm ngon, đậm đà đến từ nguyên liệu. Hương vị của bản sắc dân tộc, hương vị của sự ngọt ngào. Với cách hướng dẫn chia sẻ cách làm về bánh mì pate ở phía trên. Hy vọng bạn sẽ thực hiện thành công món ăn này cho cả gia đình cùng thưởng thức.

Alternate Text Gọi ngay