Giáo trình An toàn lao động Điện lạnh và vệ sinh công nghiệp – Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí – Trình độ: Trung cấp nghề (Tổng cục Dạy nghề).pdf (Kỹ thuật máy lạnh) | Tải miễn phí – Dịc

Giáo trình An toàn lao động Điện lạnh và vệ sinh công nghiệp – Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí – Trình độ: Trung cấp nghề (Tổng cục Dạy nghề)

pdf

Số trang Giáo trình An toàn lao động Điện lạnh và vệ sinh công nghiệp - Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Trình độ: Trung cấp nghề (Tổng cục Dạy nghề)
67
Cỡ tệp Giáo trình An toàn lao động Điện lạnh và vệ sinh công nghiệp - Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Trình độ: Trung cấp nghề (Tổng cục Dạy nghề)

3 MB
Lượt tải Giáo trình An toàn lao động Điện lạnh và vệ sinh công nghiệp - Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Trình độ: Trung cấp nghề (Tổng cục Dạy nghề)
10
Lượt đọc Giáo trình An toàn lao động Điện lạnh và vệ sinh công nghiệp - Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Trình độ: Trung cấp nghề (Tổng cục Dạy nghề)
98
Đánh giá Giáo trình An toàn lao động Điện lạnh và vệ sinh công nghiệp - Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Trình độ: Trung cấp nghề (Tổng cục Dạy nghề)
3 MB1098

4.2 (
5 lượt)

673 MB10
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 67 trang, để tải xuống xem không thiếu hãy nhấn vào bên trên
Xem thêm : LỊCH SỬ
Chủ đề đối sánh tương quan

Tài liệu tương tự

Nội dung

0

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TỔNG CỤC DẠY NGHỀ

GIÁO TRÌNH

Tên môn học: An toàn lao động,
điện lạnh và vệ sinh công nghiệp
NGHỀ: KỸ THUẬT MÁY LẠNH VÀ
ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP NGHỀ
Ban hành kèm theo Quyết định số: 120 /QĐ – TCDN Ngày 25 tháng 2 năm
2013 của Tổng cục trưởng Tổng cục dạy nghề

Thành Phố Hà Nội, năm 2013

1
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể
được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo hoặc
tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

2

LỜI GIỚI THIỆU
Cùng với công cuộc đổi mới công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, kỹ
thuật lạnh đang phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam.Tủ lạnh, máy lạnh thương
nghiệp, công nghiệp, điều hòa nhiệt độ đã trở nên quen thuộc trong đời sống và
sản xuất. Các hệ thống máy lạnh và điều hòa không khí phục vụ trong đời sống
và sản xuất như: chế biến, bảo quản thực phẩm, bia, rượu, in ấn, điện tử, thông
tin, y tế, thể dục thể thao, du lịch… đang phát huy tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ
nền kinh tế, đời sống đi lên.
Cùng với sự phát triển kỹ thuật lạnh, việc đào tạo phát triển đội ngũ kỹ
thuật viên lành nghề được Đảng, Nhà nước, Nhà trường và mỗi công dân quan
tâm sâu sắc để có thể làm chủ được máy móc, trang thiết bị của nghề. Muốn vậy
việc đảm bảo an toàn lao động và nghề nghiệp cần phải quán triệt và thực hiện
một cách nghiêm túc trong các lĩnh vực hoạt động của nghề.
Giáo trình “An toàn lao động, điện – lạnh và vệ sinh công nghiệp’’ được
biên soạn dùng cho chương trình dạy nghề KỸ THUẬT MÁY LẠNH VÀ ĐIỀU
HÒA KHÔNG KHÍ đáp ứng cho nhu cầu này trong việc đào tạo nghề nghiệp
cho học sinh, sinh viên hệ Trung cấp nghề và Cao đẳng nghề.
Cấu trúc của giáo trình gồm ba chương trong thời gian 45 giờ qui chuẩn.
Cùng giúp chủ biên biên soạn giáo trình là các giáo viên tổ môn Điện lạnh
của Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội.
Chắc chắn giáo trình không tránh khỏi thiếu sót. Chúng tôi mong nhận
được ý kiến đóng góp để giáo trình được chỉnh sửa và ngày càng hoàn thiện hơn.
Mọi đóng góp xin gửi về Bộ môn nhiệt lạnh Trường Đại học Công nghiệp
Hà Nội.
Xin trân trọng cám ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2012
Tham gia biên soạn
Chủ biên: Kỹ sư Đỗ Văn Cường

3
MỤC LỤC
ĐỀ MỤC
Lời giới thiệu
Mục lục
Chương trình môn học An toàn lao động, điện lạnh và vệ sinh
công nghiệp
Chương 1: Tổng quan hệ thống văn bản quy định của pháp luật
về vệ sinh – an toàn lao động
1. Hệ thống văn bản qui phạm pháp luật về bảo hộ lao động BHLĐ),
vệ sinh lao động (VSLĐ)
2. Các quy định của pháp luật về chính sách, chế độ bảo hộ lao động
2.1. Bộ luật lao động và các luật pháp có liên quan đến ATVSLĐ
2.2. Nghị định 06/CP và các nghị định khác có liên quan
2.3. Các Chỉ thị, Thông tư có liên quan đến ATVSLĐ
2.4. Những nội dung về ATVSLĐ trong Bộ luật lao động
3. Nghĩa vụ và quyền của các bên trong công tác BHLĐ
4. Những vấn đề khác có liên quan tới BHLĐ trong bộ luật lao động
5. Nguyên nhân tai nạn lao động và biện pháp phòng ngừa tai nạn
5.1. Nguyên nhân tai nạn lao động
5.2. Các biện pháp đề phòng tai nạn lao động
Chương 2: An toàn hệ thống lạnh
1. Đại cương và điều khoản chung về an toàn hệ thống lạnh
1.1. Đại cương
1.2. Điều khoản chung
2. An toàn môi chất lạnh
2.1. Định nghĩa môi chất lạnh
2.2. Ảnh hưởng của Freôn đến tầng ôzôn (O3)
3. An toàn cho máy và thiết bị trong hệ thống lạnh
3.1. Điều kiện xuất xưởng, lắp đặt máy và thiết bị thuộc hệ thống
lạnh
3.2. Phòng máy và thiết bị
3.3. Ống và phụ kiện đường ống
3.4. Các thiết bị điện trong hệ thống lạnh
4. Một số quy định khác về kĩ thuật an toàn đối với hệ thống lạnh
5. Dụng cụ đo lường, kiểm tra thử nghiệm hệ thống lạnh
5.1. Van an toàn
5.2. Áp kế
5.3. Thử nghiệm máy và thiết bị
6. Khám nghiệm kĩ thuật và đăng ký sử dụng bảo hộ lao động

TRANG
3
4
6
8
8
8
8
11
11
13
14
19
21
21
21
29
29
29
29
30
30
31
33
33
34
35
35
36
37
37
37
38
39

4
6.1. Khám nghiệm kỹ thuật
6.2. Đăng kí sử dụng và bảo hộ lao động
Chương 3: An toàn trong vận hành sửa chữa hệ thống lạnh
1. Hướng dẫn vận hành và bảo dưỡng
1.1. Hướng dẫn
1.2. Nạp gas
1.3. Bảo dưỡng
1.4. Sửa chữa
2. Thiết bị bảo vệ
2.1. Bình cứu hỏa
2.2. Trang bị bảo hộ lao động
2.3. Trang bị cấp cứu
2.4. An toàn cho người trong buồng lạnh
4. Sản xuất và sử dụng nước đá
4.1. Biện pháp chống gỉ
4.2. Biện pháp chống đóng băng
4.3. Nắp bể
4.4. Rót khuôn
4.5. An toàn khi vận chuyển cây đá
5. An toàn cho công nhân chế biến ở nhà máy đông lạnh thực phẩm
5.1. Bảo vệ lao động và vệ sinh công nghiệp
5.2. Bảo hộ lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm
5.3. Sử dụng phòng đệm trong các kho lạnh
5.4. Bảo hộ lao động công nhân ở kho lạnh
6. An toàn lao động cho cơ sở khí hóa lỏng
6.1. Đào tạo
6.2. Bố trí thiết bị và trang bị bảo hộ lao động
7. An toàn điện
7.1. Tác hại của tai nạn điện
7.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới mức độ trầm trong khi bị điện giật
7.3. Phân tích một số trường hợp tiếp xúc với mạng điện
7.4. Những nguyên nhân gây ra tai nạn điện
7.5. Các biện pháp chung an toàn về điện
7.6. Cấp cứu người bị tai nạn về điện
Tài liệu tham khảo

39
39
42
42
42
43
43
43
43
44
44
44
44
45
45
45
46
46
46
46
46
46
47
47
47
47
48
48
48
49
51
53
54
61
68
49

5
TÊN MÔN HỌC: AN TOÀN LAO ĐỘNG ĐIỆN LẠNH
VÀ VỆ SINH CÔNG NGHIỆP
Mã môn học: MH 12
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học:
Môn học An toàn lao động điện lạnh và vệ sinh công nghiệp được học sau
khi sinh viên đã học xong các môn học chung và các môn học cơ sở: Vẽ kỹ
thuật, cơ kỹ thuật, cơ sở kỹ thuật điện, cơ sở nhiệt lạnh và điều hòa không khí.
Là môn học Kỹ thuật cơ sở
Mục tiêu của môn học:
– Trình bày được các quy định pháp quy của nhà nước về an toàn vệ sinh
lao động
– Trình bày được phương pháp phòng tránh và sơ cứu người khi gặp tai
nạn;
– Áp dụng các quy định pháp quy của nhà nước về an toàn và vệ sinh lao
động vào nghề;
– Sơ cứu được khi gặp các tai nạn, khắc phục và giảm thiệt hại về người
và thiết bị khi xảy ra mất an toàn.
– Có ý thức đảm bảo an toàn cho người và thiết bị khi làm việc, an toàn và
vệ sinh công nghiệp.
Nội dung của môn học:
Thời gian
TT

Tên chương / mục

Tổng
số


thuyết

I

Tổng quan về hệ thống văn bản quy
định của pháp luật về an toàn – vệ
sinh lao động
1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp
luật về bảo hộ lao động, vệ sinh lao
động
2. Các quy định của pháp luật về
chính sách, chế độ bảo hộ lao động
áp dụng trong doanh nghiệp
3. Quyền và nghĩa vụ của người sử
dụng lao động và người lao động
trong công tác an toàn vệ sinh lao

15
14
2
2
2
2
2
2

Thực
hành
Bài
tập

Kiểm
tra*
(LT
hoặc
TH)
1

6
II
III

động
4. Các yếu tố nguy hiểm có hại
trong sản xuất, các biện pháp cải
thiện điều kiện lao động.
5. Tổ chức thực hiện công tác bảo
hộ lao động ở cơ sở.
6. Trách nhiệm và những nội dung
của tổ chức công đoàn cơ sở về
công tác an toàn vệ sinh lao động.
7. Các quy định về xử phạt hành
chính về hành vi vi phạm pháp luật
an toàn – vệ sinh lao động.
8. Kiểm tra hết chương 1
An toàn trong hệ thống lạnh
1. Điều khoản chung về an toàn hệ
thống lạnh.
2. An toàn môi chất lạnh.
3. An toàn cho máy và thiết bị.
4. Một số quy định khác về kỹ thuật
an toàn đối với hệ thống lạnh.
5. Dụng cụ đo lường, an toàn, kiểm
tra thử nghiệm hệ thống lạnh.
6. Khám nghiệm kỹ thuật và đăng
ký sử dụng bảo hộ lao động.
7. Kiểm tra hết chương 2
An toàn trong vận hành sửa chữa hệ
thống lạnh
1. Khái niệm chung.
2. An toàn môi chất lạnh.
3. An toàn điện.
4. Phòng tránh và sơ cứu các tai nạn
khác.
5. Kiểm tra hết chương 3
Cộng

2
2
2

2
1

2
2
2
2

10
1

6
1

1
1
1

1
1
1

3
1
2
2
1
1
3
20
10
8

1
4
6
7

1
3
4
2

1
2
5

2
45

30
11
1

1
2

2
4

7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN HỆ THỐNG VĂN BẢN
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ VỆ SINH – AN TOÀN LAO ĐỘNG
Mã chương: MH12 – 01
Mục tiêu:
– Trình bày được tổng quan về hệ thống văn bản quy định của pháp luật
về an toàn – vệ sinh lao động;
– Áp dụng các quy định pháp quy của nhà nước về an toàn hệ thống lạnh;
– Có ý thức tự chấp hành các quy định về an toàn lao động và hướng dẫn
mọi người cùng thực hiện.
Nội dung chính:
1. HỆ THỐNG VĂN BẢN QUI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ LAO
ĐỘNG (BHLĐ), VỆ SINH LAO ĐỘNG (VSLĐ):
Trong thập niên 90 nhằm đáp ứng nhu cầu của công cuộc đổi mới và sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nưóc chúng ta đã đẩy mạnh công tác
xây dựng pháp luật nói chung và pháp luật BHLĐ nói riêng. Đến nay chúng ta
đã có một hệ thống văn bản pháp luật chế độ chính sách BHLĐ tương đối đầy
đủ. Hệ thống luật pháp chế độ chính sách BHLĐ gồm 3 phần:
Phần 1: Bộ luật lao động và các luật khác có liên quan đến ATVSLĐ.
Phần 2: Nghị định 06/CP và các nghị định khác liên quan đến ATVSLĐ.
Phần 3: Các thông tư, chỉ thị, tiêu chuẩn qui phạm ATVSLĐ.
Có thể minh họa hệ thống luật pháp chế độ chính sách BHLĐ của Việt Nam
bằng sơ đồ sau:

2. CÁC QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHÍNH SÁCH, CHẾ ĐỘ BẢO HỘ
LAO ĐỘNG:
2.1. Bộ luật lao động và các luật pháp có liên quan đến ATVSLĐ:

8
Căn cứ vào quy định điều 56 của Hiến pháp nưóc Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt nam: ” Nhà nước ban hành chính sách, chế độ bảo hộ lao động, Nhà
nước quy định thời gian lao động, chế độ tiền lương, chế độ nghỉ nghơi và chế
độ bảo hiểm xã hội đối với viên chức Nhà nước và những người làm công ăn
lương…” Bộ luật Lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã
được Quốc hội thông qua ngày 23/6/1994 và có hiệu lực từ 01/01/1995.
Pháp luật lao động quy định quyền và nghĩa vụ của người lao động và của
người sử dụng lao động, các tiêu chuẩn lao động, các nguyên tắc sử dụng và
quản lý lao động, góp phần thúc đẩy sản xuất.
2.1.1. Một số điều của Bộ luật Lao động (ngoài chương IX) có liên quan đến
ATVSLĐ:
Trong Bộ luật Lao động có chương IX về “An toàn lao động, vệ sinh lao
động” với 14 điều (từ điều 95 đến điều 108 sẽ được trình bày ở phần sau).
Ngoài chương IX về “An toàn lao động, vệ sinh lao động” trong Bộ luật Lao
động có nhiều điều thuộc các chương khác nhau cùng đề cập đến những vấn đề
có liên quan đến BHLĐ với những nội dung cơ bản của một số điều chính sau:
Điều 29. Chương IV qui định hợp đồng lao động ngoài các nội dung khác
phải có nội dung điều kiện về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Điều 39. Chương IV qui định một trong nhiều trường hợp về chấm dứt
hợp đồng là: Người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp
đồng lao động khi người lao động ốm đau hay bị tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo quyết định của thầy thuốc.
Điều 46. Chương V qui định một trong những nội dung chủ yếu của thoa
ưóc tập thể là an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Điều 68 tiết 2 Chương VII qui định việc rút ngắn thời gian làm việc đối
với những người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Điều 69 Chương VII quy định số giờ làm thêm không được vượt quá
trong một ngày và trong một năm.
Điều 71 Chương VII quy định thời gian nghỉ ngơi trong thời gian làm
việc, giữa hai ca làm việc.
Điều 84 Chương VIII qui định các hình thức xử lý người vi phạm kỷ luật
lao động trong đó có vi phạm nội dung ATVSLĐ.
Điều 113 Chương X quy định không được sử dụng lao động nữ làm
những công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại đã được quy định.
Điều 121 Chương XI quy định cấm người lao động chưa thành niên làm
những công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc vói các chất độc hại theo danh
mục quy định.
Điều 127 Chương XI quy định phải tuân theo những quy định về điều
kiện lao động, công cụ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với
người tàn tật.

9
Điều 143 tiết 1 Chương VII quy định việc trả lương, chi phí cho người lao
động trong thòi gian nghỉ việc để chữa trị vì tai nạn lao động hoặc bệnh nghề
nghiệp.
Điều 143 tiết 2 Chương VII quy định chế độ tử tuất, trợ cấp thêm một lần
cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Ngày 02/04/2002 Quốc hội đã có luật Quốc Hội số 35/2002 về sửa đổi, bổ
sung một số điều của Bộ luật Lao động (được Quốc hội khoá IX kỳ họp thứ 5
thông qua ngày 23/6/1994).
Ngày 11/4/2007 Chủ tịch nước đã lệnh công bố luật số 02/2007/L – CTN
về luật sửa đổi, bổ sung điều 73 của Bộ luật Lao động. Theo đó từ năm 2007,
người lao động sẽ được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương ngày giỗ tổ Hùng
Vương (ngày 10/3 âm lịch) và như vậy tổng ngày lễ tết được nghỉ trong năm là
09 ngày.
2.1.2. Một số luật, pháp lệnh có liên quan đến an toàn vệ sinh lao động:
Bộ luật Lao động chưa có thể đề cập mọi vấn đề, mọi khía cạnh có liên
quan đến ATLĐ, VSLĐ, do đó trong thực tế còn nhiều luật, pháp lệnh với một
số điều khoản liên quan đến nội dung này. Trong số đó cần quan tâm đến một số
văn bản pháp lý sau:
Luật bảo vệ môi trường (1993) với các điều 11, 19, 29 đề cập đến vấn đề
áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch, vấn đề nhập khẩu, xuất khẩu máy
móc thiết bị, những hành vi bị nghiêm cấm … có liên quan đến bảo vệ môi
trường và cả vấn đề ATVSLĐ trong doanh nghiệp ở những mức độ nhất định.
Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân (1989) với các điều 9, 10, 14 đề cập đến
vệ sinh trong sản xuất, bảo quản, vận chuyển và bảo vệ hóa chất, vệ sinh các
chất thải trong công nghiệp và trong sinh hoạt, vệ sinh lao động.
Pháp lệnh qui định về việc quản lý nhà nước đối với công tác PCCC
(1961). Tuy cháy trong phạm vi vĩ mô không phải là nội dung của công tác
BHLĐ, nhưng trong các doanh nghiệp cháy nổ thường do mất an toàn, vệ sinh
gây ra, do đó vấn đề đảm bảo an toàn VSLĐ, phòng chống cháy nổ gắn bó chặt
chẽ với nhau và đều là những nội dung kế hoạch BHLĐ của doanh nghiệp.
Luật Công đoàn (1990). Trong luật này, trách nhiệm và quyền Công đoàn
trong công tác BHLĐ được nêu rất cụ thể trong điều 6 chương l1, từ việc phối
hợp nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật BHLĐ, xây dựng tiêu chuẩn quy
phạm ATLĐ, VSLĐ đến trách nhiệm tuyên truyền giáo dục BHLĐ cho người
lao động, kiểm tra việc chấp hành pháp luật BHLĐ, tham gia điều tra tai nạn lao
động…
Luật hình sự (1999). Trong đó có nhiều điều với tội danh liên quan đến
ATLĐ, VSLĐ như điều 227 (Tội vi phạm quy định về ATLĐ, VSLĐ…), điều
229 (Tội vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng), điều 236,

Alternate Text Gọi ngay