Cơm tấm nét đặc sắc trong văn hóa ẩm thực người dân Sài Thành

Sài Gòn được biết đến là vùng đất đa văn hóa. Nhiều đồng bào trên khắp mọi miền Tổ Quốc đang sinh sống tại thành phố này. Cũng chính vì vậy, ẩm thực Sài Thành là sự pha trộn và kết hợp ẩm thực của nhiều vùng miền. Nếu như Hà Nội nổi tiếng với món phở bò trứ danh thì khi đến Sài Gòn không thể không thưởng thức món cơm tấm Sài Gòn. Đây là một món ăn quen thuộc gắn liền với đời sống văn hóa của người dân Sài Thành.

I. Đặc trưng văn hóa Sài Gòn qua món cơm tấm bình dị mà thân quen

Cơm tấm được ra đời như thế nào?

Người Sài Gòn có thể thưởng thức cơm tấm tại tất cả các bữa trong ngày. Mỗi lần ra Bắc, người Sài Gòn không thể quên được hương vị dai dai, thơm lừng của miếng sườn nướng quyện cùng mỡ hành rưới lên cơm. Cơm tấm tưởng chừng như một món ăn đơn thuần trong cuộc sống nhưng bỗng chốc lại trở thành nét đẹp văn hóa Sài Gòn từ lúc nào không hay.

Cơm tấm xuất hiện trong xã hội Việt Nam từ chế độ xã hội cũ, trong thời kỳ Mỹ xâm chiếm Sài Gòn. Từ thời xa xưa, cơm tấm dành cho tầng lớp xã hội nghèo hoặc sinh viên không có tiền trang trải cuộc sống. Từ những hạt gạo tấm thừa, được để lại, người ta tận dụng để nấu thành cơm. Ăn cùng một số đồ ăn thừa để lót dạ. Và cơm tấm ngày nay vẫn được nấu theo phong cách ngày xưa đó là dùng gạo tấm để nấu cơm. Kết hợp cùng sườn nướng, trứng ốp la, đồ chua và sốt mỡ hành béo ngậy. Tất cả đã tạo nên sự đặc biệt không thể tìm thấy tại bất kỳ món ăn nào.

Cơm tấm Sài Gòn với những điểm đặc trưng nào?

Cơm tấm Sài Gòn với những hạt cơm tấm nhỏ, hơi khô, không được mềm dẻo khi nấu. Cơm có độ tơi nhất định, có phần hơi khô và và màu cơm hơi trắng đục. Nhưng đây là điểm đặc trưng và là nguồn gốc tên gọi cơm tấm Sài Gòn. Vì vậy người ta không thay đổi nguyên liệu khi chế biến. Ăn cơm tấm ta sẽ cảm nhận được vị ngọt của gạo, độ xốp và mùi thơm của hạt gạo tấm. Kết hợp cùng sườn nướng đậm đà, miếng trứng ốp la béo ngậy và một chút đồ chua ăn kèm. Ngoài sườn nướng thì nước mắm chua ngọt cũng là gia vị không thể thiếu khi thưởng thức hương vị món ăn. Vị nước mắm mặn ngọt, kết hợp với đồ chua, rưới lên miếng sườn nướng tạo nên hương vị vô cùng thơm ngon.

Sài Gòn tấp nập và nhộn nhịp với hàng quán bán cơm tấm trên vỉa hè

Đến Sài Gòn, bạn không khó để tìm một hàng cơm tấm để thưởng thức. Những hàng quán vỉa hè tấp nập người đến ăn, xếp hàng mua mang về. Đó cũng là điểm nổi bật để cơm tấm Sài Gòn thu hút thực khách trong và ngoài nước. Khi khách hàng gọi cơm, quán sẽ bắt đầu xới com nóng hổi từ trong nồi. Thêm thức ăn cùng sốt mỡ hành béo ngậy rưới lên cơm. Vị ngọt của cơm, vị thơm của sườn nướng, vị đậm đà của nước mắm ăn kèm, kết hợp với đồ chua cho đỡ ngấy. Cơm tấm Sài Gòn đã trở thành nét đẹp văn hóa không thể thiếu trong ẩm thực Sài Thành. Thật không quá khi nói rằng, cơm tấm là biểu tượng tinh tế cho ẩm thực vùng đất Sài Gòn.

II. Nguyên liệu cần có để thực hiện món cơm tấm Sài Gòn

Nguyên liệu làm chính

– Gạo tấm: 400gr
– Sườn miếng: 500gr sử dụng phần cốt lết để chuẩn vị món ăn
– Bì heo: 100gr( có thể có hoặc không)

Nguyên liệu ăn kèm

– Cà chua: 1 quả đã chín
– Dưa leo
– Trứng ốp la
– Chả

Nguyên liệu làm đồ chua

– Củ cải trắng: 150gr
– Cà rốt: 150gr
– Giấm gạo
– Đường, muối, chanh,…

Gia vị ướp sườn

– 3 củ hành tím băm nhỏ
– 1 củ tỏi băm nhỏ
– 1 ít hành lá
– 1 muỗng canh sữa đặc có đường
– 1 muỗng dầu hào
– 1 muỗng canh nước tương nguyên chất
– Các gia vị khác: Muối, bột ngọt, đường thốt nốt( hoặc đường trắng), tiêu xay, nước mắm, dầu ăn, mật ong.

III. Các bước thực hiện làm cơm tấm Sài Gòn

Bước 1: Sơ chế sườn

Sườn cốt lết khi mua về phải rửa qua với nhiều lần nước lạnh và muối và phải được rửa sạch hoàn toàn.
Đập bề mặt sườn cho miếng sườn được phẳng và thịt mềm hơn khi nướng. Nếu phần sườn cốt lết bạn chọn có quá nhiều mỡ bạn có thể lọc bớt mỡ để làm mỡ hành.

Bước 2: Ướp sườn

Hành tím, đầu hành, tỏi rửa sạch. Sau đó, bạn đập dập rồi băm nhuyễn từng nguyên liệu.
Ướp sườn với 1 thìa canh sữa đặc, 1 thìa canh dầu hào, 1 thìa nước tương, 1/5 thìa cafe muối , ½ thìa cafe bột ngọt, 1 thìa canh đường thốt nốt ( nếu không thích vị ngọt nhiều có thể thay thế bằng mật ong), 1 thìa canh nước mắm, 1 thìa canh dầu ăn và 1/3 thìa cafe tiêu xay, cùng với đầu hành, tỏi, hành tím đã băm. Matxa miếng sườn cho ngấm đều gia vị.
Ướp sườn trong khoảng 2 tiếng. Ướp càng lâu thì miếng sườn càng thơm và ngon khi nướng.

Bước 3: Nấu cơm

Vo sạch phần gạo tấm đã chuẩn bị, thêm nước cho vào nối nấu như bình thường. Không nên cho quá nhiều nước có thể sẽ nát cơm.

Bước 4: Nướng phần sườn đã ướp

Bạn có thể nướng sườn trên than hồng hoặc bằng lò nướng tùy theo gia đình. Tuy nhiên nướng sườn trên bếp than là ngon nhất.
Khi nướng sườn gần chín tới lấy sườn ra nhúng lại vào thau gia vị rồi lại nướng tiếp cho tới khi sườn chín vàng đều, dậy mùi thơm. Trong quá trình nướng lật miếng sườn thường xuyên trên vỉ nướng để tránh gây khét và cháy sườn. Nướng vàng đều cả hai mặt. Khi ăn thì cắt thành từng miếng nhỏ.

Bước 5: Làm phần đồ chua

Cà rốt và củ cải trắng rửa sạch, gọt vỏ và bào thành từng sợi nhỏ
Đổ ra chén 100ml giấm gạo, thêm vào đó 3 thìa đường, nửa thìa muối. Khuấy đều cho tan hết. Sau đó đổ tô cà rốt và củ cải đã bào.
Trộn đều hỗn hợp cho ngấm đều gia vị. Ngâm đồ chua trong vòng khoảng 1 tiếng đồng hồ.
Dưa leo và cà chua: xắt thành miếng mỏng vừa ăn. Phần dưa leo không nên gọt vỏ để giữ được độ giòn
Làm mỡ hành. Đun sôi một lượng dầu ăn( hoặc mỡ lợn) trên chảo sau đó cho hành lá thái nhỏ vào. Thêm chút đường, muối cho đâm đà khi rưới lên cơm.

Bước 6: Làm nước mắm chấm sườn

Dùng nửa chén nước. Thêm vào 2 thìa canh đường, 2 thìa canh nước mắm. Khuấy thật đều cho đường tan. Sau đó cho tỏi, ớt băm vào trộn đều. Tỏi và ớt băm nên cho sau để không quá nặng mùi trong nước chấm.

Bước 7: Thưởng thức đĩa cơm tấm

Xới cơm tấm ra đĩa. Thêm sườn đã cắt. Có thể ốp thêm trứng ốp la ăn cùng. Cho dưa chuột, cà chua bày xung quanh. Thêm ít đồ chua. Rưới mỡ hành lên cơm và thưởng thức. Nhớ chấm cùng phần nước chấm đã pha.

Với cách làm cơm tấm Sài Gòn ở trên, hy vọng các bạn có thể thực hiện thành công món ăn này tại nhà.

Alternate Text Gọi ngay