Chìm đắm hương vị mùa thu ngọt ngào qua bánh cốm Hà Nội

Thu đang dần sang trên khắp con đường thủ đô. Mỗi khi thu về chúng ta lại có dịp thưởng thức hương thơm ngào ngạt của cốm trải dài trên khắp tuyến đường. Du khách nước ngoài khi đến thăm đất Hà Nội thường được giới thiệu với câu nói quen thuộc “ Cốm làng Vòng, bánh cốm hàng Than, chưa ăn chưa biết thủ đô”. Không phải mỗi Hà Nội mới có loại bánh cốm này mà phải mua bánh cốm Hà Nội thì hương vị mới ngon, đúng vị và chuẩn hương thơm cốm Hà Thành. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu và hướng dẫn các bạn làm bánh cốm chuẩn vị Hà Nội nhé.

I. Bánh cốm Hà Nội_ tình cảm người dân thủ đô gửi gắm qua từng chiếc bánh

Thu đến làng cốm Vòng Hà Nội lại được dịp rộn rã và vui nhộn nhờ những hoạt động làm cốm. Người thì xát vỏ thóc, đãi trấu. Người thì giã cốm và làm tới tận đêm khuya vẫn chưa nghỉ tay. Để kịp vì nốt mẻ cốm, sáng sớm mai kịp đi chợ sớm. Từ nguyên liệu cốm mộc mạc giản dị, người ta chế biến sáng tạo thêm nhiều món ăn ngon. Có thể kể đến như: xôi cốm, chả cốm, chè cốm hay bánh cốm Hàng Than.

Bánh cốm Hà Nội mang vẻ đẹp thu hút lạ kỳ

Nét hấp dẫn của món bánh cốm này là độ mềm, dẻo thơm mùi cốm non. Nhân đậu xanh bên trong vàng tươi, thơm nức điểm thêm một chút dừa nạo sợi bên trong. Bánh thường được chế biến theo hình vuông tượng trưng cho đất. Màu xanh của bánh thể hiện sự đồng nội, mộc mạc và chân thành. Nhân đậu xanh dừa ngọt ngào như tình cảm mến khách mà người Hà Nội muốn gửi đến những người bạn ở phương xa. Bánh cốm không chỉ đơn thuần là món bánh thông thường. Đây được xem như thức quà quê của người Hà Nội, là tình cảm chân thành, sự mến khách muốn gửi tới bạn bè trên đất nước.

Trong cuộc sống hàng ngày, bánh cốm được từ người già và trẻ em đều yêu thích. Vào những dịp lễ ăn hỏi của người Hà Nội, bánh cốm và bánh phu thê được chọn trên những mâm tráp gia đình. Có thể thấy được sự quan trọng như thế nào của bánh cốm đối với người Hà Nội. Không chỉ đơn thuần là thức quà quê, là biểu tượng tượng trưng cho tấm lòng và tình cảm của con người thủ đô. Còn chần chờ gì nữa chúng ta hãy cùng như vào bếp và thực hiện làm những chiếc bánh cốm Hà Nội ngay thôi nào.

II. Nguyên liệu cần có làm bánh cốm Hà Nội

Phần nhân bánh

– 80gr đậu xanh đã tách vỏ
– 65gr đường trắng
– 70gr nước cốt dừa
– 50gr dừa nạo sợi

Phần vỏ bánh

– 250gr cốm tươi hay cốm khô đều được
– Lá dứa xay để tạo màu cho bánh
– 200ml nước cốt dừa
– 50gr đường trắng
– 3 thìa cafe vani
– 70gr dầu dừa hoặc 70gr dầu ăn

III. Cách làm bánh cốm Hà Nội tại nhà

Bước 1: Luộc chín đỗ

Sử dụng 80gr đậu xanh không vỏ. Các bạn đem đi ngâm nước trong 1h đồng hồ để đậu xanh được nở ra.
Khi đã ngâm đủ thời gian, đổ ra rổ và cho vào trong nồi. Thêm 250ml nước và tiến hành luộc chín đậu xanh. Trong quá trình luộc, hớt phần bọt nổi trên nồi. Hạ lửa nhỏ và đun đến khi đỗ được nhừ và mềm. Dùng máy xay cầm tay trực tiếp xay nhuyễn trong nồi. Nếu không có máy xay cầm tay, các bạn có thể đổ đỗ ra máy xay sinh tố và xay nhuyễn.

Bước 2: Làm nhân bánh đậu xanh

Đổ phần đỗ đã xay nhuyễn vào một chảo khác. Thêm 65gr đường trắng. Sên phần đỗ trên lửa vừa. Hạ lửa nhỏ khi hỗn hợp sôi và tiếp tục sên. Lúc này các bạn cho thêm 70gr nước cốt dừa vào và tiếp tục sên. Sên đến khi hỗn hợp hơi sánh và quyện lại với nhau. Đỗ dẻo và không dính chảo. Tiếp tục sên đến khi nhân không còn chảy. Khi đảo thấy hơi cứng tay một chút là được. Lúc này bạn có thể cho thêm 50gr dừa đã nạo sợi vào. Nên cho dừa nạo sợi ở bước cuối cùng. Nếu cho vào quá sớm thì dừa nạo sẽ bị nát.

Bước 3: Chia nhân bánh

Nhân bánh đã hoàn thành và ta sẽ thu được khoảng 300gr nhân đỗ. Để nhân nguội bớt và các bạn chia đều phần nhân. Có thể là khoảng 25gr mỗi phần.
Vê tròn toàn bộ nhân đã chia. Bọc kín màng bọc và để ở nhiệt độ phòng. Không cần bảo quản nhân trong tủ lạnh.

Bước 4: Làm phần vỏ bánh

Mua lá dứa bên ngoài về xay nhuyễn và vắt lá dứa. Bạn sẽ làm được 400ml lá dứa nhé.
Sử dụng 250gr cốm khô, rửa qua với nước. Sau đó, bạn cho toàn bộ phần cốm đem ngâm với 400ml lá dứa đã vắt. Ngâm khoảng 30p để cốm lên màu xanh đẹp. Khi đã ngâm đủ thời gian, chắt toàn bộ phần nước thừa đi.
Cho cốm đã ngâm lên chảo. Thêm 200ml nước cốt dừa cà trộn đều. Sên cốm ở lửa trung bình. Đảo đều để ngấm nước cốt dừa và phần cốm được mịn dần hơn. Khi cốm đã bắt đầu nóng lên bạn thêm 50gr đường trắng cùng với 3 thìa cafe vani vào. Trộn đều hỗn hợp.

Các bạn tiếp tục sên đến khi cốm đặc hơn một chút. Thêm 70gr dầu dừa. Nếu không có thể thay thế bằng 70gr dầu ăn. Để phần vỏ bánh được mịn và bóng hơn. Cho vào từng chút một và đảo đều.
Sên trên lửa nhỏ đến khi cốm dẻo đặc, không còn dính chảo là được. Tắt bếp, để cho cốm nguội một chút. Và thỉnh thoảng trộn một chút cho cốm nguội đều và không bị khô mặt.

Bước 5: Làm bánh cốm Hà Nội

Khi cốm còn hơi ấm một chút các bạn sẽ mang đi bọc nhân. Thoa một chút dầu ăn lên tay để chống dính. Lấy một khối lượng cốm khoảng 50gr tiến hành bọc nhân. Cho bánh sau khi đã bọc nhân các bạn cho bánh vào miếng nilong( đã thoa một chút dầu ăn). Ép bánh xuống và gói lại thành hình vuông. Tiếp tục làm như vậy với những chiếc bánh còn lại.
Bánh sau khi đã hoàn thành các bạn sẽ bảo quản ở nhiệt độ phòng. Để bánh qua một ngày và thưởng thức thì sẽ là ngon nhất.

Tổng kết

Vậy là món bánh cốm của các bạn đã hoàn thành rồi. Về hình thức thì chiếc bánh khá đẹp và có thể gói lại cẩn thận. Đem đi làm quà biếu cho người thân hay bạn bè. Bánh cốm tương đối dễ làm với phương pháp chế biến không quá khó. Hy vọng với bài viết trên, các bạn có thể thực hiện thành công bánh cốm này tại nhà cho gia đình cùng thưởng thức hương vị đồng quê Hà Nội.

Alternate Text Gọi ngay