Chè bưởi món ăn mang kỷ niệm những ngày thơ ấu mùa thu

Cái nắng gay gắt của mùa hè đang dần thu mình lại. Nhường chỗ cho sự tươi mới, mát mẻ của mùa thu. Mỗi mùa thu tới, lòng người dân Hà Nội lại đong đầy biết bao cảm xúc. Nào là mùi hoa sữa thơm ngào ngạt, mùi hoa bưởi dịu nhẹ trên đường phố. Những hàng cây xanh đang rủ mình xuống hai bên đường chuẩn bị thay màu lá chào đón mùa mới sang. Mùa thu Hà Nội với thời tiết nhẹ nhàng, bình yên. Trong cái tiết trời lành lạnh như vậy, được thưởng thức một bát chè bưởi man mát, đậm đà hương vị thì còn gì tuyệt vời bằng. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn làm món chè bưởi này tại nhà nhé.

I. Chè bưởi_ thức quà quen thuộc mỗi khi thu sang

Chè bưởi gắn liền với tuổi thơ đầy thương nhớ

Khi còn bé, chắc hẳn bạn nhỏ nào cũng sẽ được bố mẹ mua cho một cốc chè bưởi. Vừa ăn, vừa tung tăng chơi đùa trong đêm rằm Trung Thu. Những ngày thu sang, cả nhà cùng nhau ăn những múi bưởi ngon lành. Và phần cùi bưởi sẽ được giữ lại để hôm sau nấu chè bưởi. Chè bưởi không chỉ là một món ăn mà đó còn là một bầu trời tuổi thơ. Là những ký ức êm đẹp, bình yên được cha mẹ yêu thương, chiều chuộng. Giờ khi đã lớn khôn, ta vẫn sẽ nhớ hoài không quên những ký ức tuyệt vời ấy mỗi khi nhớ về. Chè bưởi tượng trưng cho đời sống văn hóa tinh thần của người Việt, gắn kết tình cảm gia đình lại với nhau.

Vậy chè bưởi được làm như thế nào?

Chè bưởi được biết đến rộng rãi tại Hà Nội, nhưng nguồn gốc của món chè này là từ miền Tây Nam Bộ. Chính vì vậy, hương vị của chè bưởi mang đậm chất đồng quê và dân dã. Nguyên liệu chính để làm chè bưởi rất đơn giản. Phần cùi bưởi, đỗ xanh và kết hợp cùng nước cốt dừa tự nấu. Tuy nhiên từ nguyên liệu cùi bưởi để biến tấu thành một món chè phải trải qua nhiều khâu sơ chế. Để giảm được vị đắng và cay trên cùi.

Một món chè bưởi hoàn hảo là hương vị ngọt thanh vừa phải. Không quá đặc, không quá loãng và phải tạo được độ sánh nhất định. Và để tăng độ thơm và tính thẩm mĩ cho chè, người ta thường cho hóa bưởi để trang trí. Và thông thường, chè bưởi được thưởng thức lạnh để cảm nhận được vị ngon của chè. Độ bùi bùi của đỗ xanh, vị ngọt của bưởi, vị béo của nước cốt dừa. Những ngày thu se lạnh, cùng gia đình và bạn bè cùng nhau thưởng thức nồi chè bưởi tự làm, tán vài câu chuyện thì còn gì tuyệt vời bằng.

II. Nguyên liệu để làm chè bưởi

Nguyên liệu chính

– 1 quả bưởi khoảng 800gr
– 200gr đậu xanh
– 100gr bột sắn dây
– 250ml nước
– 100gr bột năng

Nguyên liệu nấu chè

– 1.5l nước
– 75gr bột năng
– 300gr đường thốt nốt
– 30gr lá dứa
– ¼ thìa cafe muối

Phần nước cốt dừa

– 400gr nước cốt dừa
– 4 thìa canh đường
– ½ thìa cafe muối
– 125ml nước
– ½ thìa canh bột gạo
– 1 thìa canh bột năng vun
Chọn bưởi từ 800gr trở lên. Chọn quả cầm vào nhẹ tay. Khi vỗ vào quả bưởi ta nghe tiếng kêu to. Nghĩa là cùi bưởi chắc, dày và giòn.

III. Cách làm chè bưởi

Bước 1: Sơ chế qua nguyên liệu

Dùng 200gr đậu xanh và 1 thìa cafe muối. Ngâm đậu xanh từ 2-3 giờ. Nếu không có thời gian có thể ngâm đậu xanh với nước ấm khoảng 1h.
Rửa sạch quả bưởi qua nước muối. Bào qua lớp vỏ bên ngoài để khi nấu chè sẽ không bị đắng.
Tách phần vỏ bưởi ra. Sau khi tách cùi bưởi. Ta sẽ cắt cùi bưởi thành những hạt lựu vừa ăn. Không nên cắt quá to vì còn áo qua một lớp bột. Và khi cắt nhỏ ta sẽ bóp phần cùi nhanh hết đắng và khi nấu lên cũng trong hơn.

Bước 2: Làm phần cùi bưởi

Cho phần cùi bưởi đã cắt hạt lựu vào một cái bát. Thêm 100gr muối vào để cùi bưởi trong và nhanh bớt đắng. Tuy nhiên, muối sẽ làm cho cùi bưởi bị mềm và dai. Vì vậy, bạn nên cho thêm 1 thìa canh bột năng vào cùng để giữ được độ giòn của cùi bưởi.
Bóp đều tay phần cùi bưởi để chất đắng đi ra bên ngoài. Bóp đều tay để loại bỏ chất đắng và phần cùi bưởi sẽ trắng hơn. Đổ nước vào bóp và rửa sạch lại nhiều lần( khoảng 7-9 lần rửa và bóp với nước).

Bước 3: Luộc cùi bưởi

Dùng 1 thìa canh đường phèn( hoặc dùng đường trắng) cho vào một cái nồi nước đang đun. Thêm vào nồi 1 thìa canh bột năng. Cho cùi bưởi vào cùng khi nước còn đang nguội.
Luộc cùi bưởi khoảng 10p. Sau khi cùi bưởi đã luộc xong. Bạn sẽ tiến hành vớt ra ngoài. Rửa sạch lại với nước. Và bóp cho thật ráo nước.

Bước 4: Làm phần nhân chè bưởi

Dùng 100gr bột sắn dây cho ra bát, thêm vào một chút nước. Hòa tan đều phần bột sắn dây. Đổ cùi bưởi đã luộc vào cho hút hết nước để tạo được độ trong. Sau đó, bạn cho thêm 100gr bột năng vào để áo đều lớp bột lên cùi bưởi.
Đun một nồi nước. Khi nước đã sôi. Cho phần cùi bưởi đã áo bột vào luộc chín. Luộc khoảng 10p. Khi phần bưởi đã nổi lên bề mặt nước, bạn tiến hành vớt ra. Cho ngay vào phần nước đá lạnh. Để giữ được độ giòn và độ trong của cùi bưởi. Ngâm khoảng 10p. Để cùi bưởi ráo nước.

Bước 5: Làm nhân đậu xanh

Phần đậu xanh sau khi đã ngâm xong đổ ra một cái nồi. Thêm 1 thìa cafe muối. Đổ nước ngập đậu và tiến hành nấu. Nấu khoảng 3p. Sau đó chắt hết phần nước luộc đi. Tiếp tục nấu trên bếp với lửa nhỏ khoảng 15p. Ta sẽ cảm nhận được mùi thơm và thấy được độ trong của đậu.

Bước 6: Nấu chè bưởi

Cho khoảng 1,5l nước vào nồi, bớt lại một chút nước để hòa bột năng.
Cho 300gr đường thốt nốt và 30gr lá dứa vào nồi nước. Nấu nước đường khoảng 10p để tan đường và lá dứa đã ra được chất thơm. Khi nước đã sôi hòa tan phần bột năng rồi đổ vào nồi nước. Mở lửa lớn và cho thêm 1 chút muối. Khuấy đều để hòa tan bột và không vón cục.


Lúc này, bạn có thể điều chỉnh vị ngọt của chè cho phù hợp với sở thích.
Cho hết phần cùi bưởi đã luộc vào. Đổ tiếp tục phần đậu xanh vào. Đảo đều ta sẽ cảm nhận được độ đặc sánh của món chè. Vì món này ăn lạnh nên khi để nguội nó sẽ còn sánh lại hơn nữa.

Bước 7: Nấu nước cốt dừa

Cho 400gr nước cốt dừa. Thêm 4 thìa canh đường cát trắng và 1,2 thìa cafe muối và nửa chén nước. Hòa tan 1 thìa canh bột năng và ½ thìa canh bột gạo cùng với nước để cho vào nước cốt dừa. Nấu nước cốt đến khi có độ sánh.

Bước 8: Hoàn thành món ăn

Nồi chè bưởi sau khi đã để nguội. Các bạn múc ra bát. Thêm một chút nước cốt dừa vừa nấu. Vậy là món chè bưởi của các bạn đã hoàn thành rồi. Chè bưởi có thể ăn lạnh nếu thích.

Hy vọng với bài viết trên, các bạn có thể thực hiện thành công chè bưởi tại nhà.

Alternate Text Gọi ngay