Bún chả Hà Nội hương vị đậm đà của cuộc sống hàng ngày

Hà Nội với những con phố ồn ào, tập nấp hàng quán, trải dài trên con đường đô thị. Ẩm thực Hà Thành với nhiều món ăn ngon, hương vị đậm đà, đậm chất phố phường của người dân đã tạo nên thương hiệu mỗi khi thực khách muốn trải nghiệm ẩm thực. Với sự tỉ mỉ trong cách chế biến, tinh tế trong nêm nến gia vị. Những món ăn Hà Thành thực sự đã tạo nên dấu ấn khó phai đối với du khách trong và ngoài nước. Và bún chả hàng Mành, là món ăn dân dã, quen thuộc với người dân đô thị. Mỗi khi nhắc đến ẩm thực Hà Nội, không thể không nhắc đến bún chả.

I. Bún chả_ đậm đà ẩm thực Hà Thành

Không biết nguồn gốc món bún chả có từ lúc nào, nhưng đã từ rất lâu rồi, bún chả xuất hiện tập nấp trên hàng quán Hà Nội và đã trở thành biểu tượng ẩm thực Hà Thành mà ai cũng biết. Trước kia, bún chả chỉ xuất hiện trên các gánh hàng rong hay hàng quán ven đường. Nhưng hiện nay, tại các nhà hàng sang trọng, trên hàng quán tấp nập người qua lại, đâu đâu cũng bày bán món ăn này.

Món ăn gắn với cuộc sống thường nhật

Không chỉ người dân Hà Nội, thực khách các vùng miền mà ngay cả du khách nước ngoài khi đến Hà Nội đều phải thử qua món ăn này. Có thể thấy được bún chả mang nét bình dị từ trang trí cho đến khâu chế biến. Tuy nhiên hương vị món ăn lại vô cùng đặc sắc, với vị ngon khó cưỡng và đi vào lòng người. Dù là già, trẻ, gái, trai, thanh niên công sở hay giám đốc việc ngồi trên bàn ghế nhựa vỉa hè xì xụp bát bún chả nóng hổi dường như đã trở nên quá quen thuộc đối với người Hà Nội. Đây là món mà thực khách có thể thưởng thức tất cả các bữa trong ngày. Đầy đủ chất dinh dưỡng, hương vị đậm đà, nạp năng lượng cho ngày làm việc.

Làm thế nào để thưởng thức bún chả Hà Nội chuẩn vị nhất?

Bún chả đơn giản chỉ bao gồm: nước chấm, chả và bún. Nước chấm được pha theo vị ngon của nước mắm thêm chút tỏi, ớt tiêu chanh. Chả thì được chế biến thành chả miếng và chả viên. Bún được sử dụng là bún rối nhỏ sẽ càng ngon và đậm đà hơn. Muốn ăn bún chả ngon thì phải ăn đúng cách và đúng kiểu. Khi ăn bún chả thì nên ăn thêm với nhiều loại rau sống như: xà lách, tía tô, rau thơm,… sẽ tăng thêm vị ngon cho món ăn. Miếng chả được nướng trên bếp than với nhiệt độ vừa phải, khói bay thơm khắp vùng trời. Chan nước chấm nóng vào phần chả. Gắp một đũa bún đầy nhúng cào bát nước chấm đầy ắp thịt, thêm cả rau sống thưởng thức cùng sẽ thấy hương vị lan tỏa. Bún chả là món ăn rất đỗi quen thuộc với cuộc sống của người dân Hà Nội, mang đậm nét văn hóa thủ đô. Dù đi đến vùng miền nào thưởng thức thì hương vị bún chả Hà Nội vẫn là tuyệt vời và hoàn hảo nhất.

II. Nguyên liệu cần có để làm bún chả Hà Nội

1. Nguyên liệu chính

– 500 gram thịt ba chỉ
– 500 gram thịt nạc vai
– Chanh tươi, ớt ta, tỏi băm, hành tím băm, hành lá
– Su hào, cà rốt, dưa chuột hoặc có thể cho thêm đu đủ xanh
– Gia vị: tiêu đem, nước hàng, xì dầu, dầu hào, nước mắm, dầu ăn, mật ong( nếu thích)
– Rau thơm, rau xà lách, tía tô( tùy theo sở thích)
– Bún rối

2. Lưu ý khi lựa chọn nguyên liệu

– Sử dụng phần thịt nạc vai là ngon nhất để làm chả viên. Vì thịt vai chắc thịt, khi băm nhuyễn nặn miếng sẽ chắc thịt hơn là dùng phần thịt khác.
– Chả miếng nên dùng thịt ba chỉ. Khi nướng lên cùng với mỡ tiết ra sẽ làm cho miếng thịt mềm và thơm hơn.
– Bún sử dụng là bún rối là ngon nhất. Bún lá có thể sẽ không phù hợp với bún chả cho lắm.

III. Các bước tiến hành làm bún chả Hà Nội

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Phần thịt ba chỉ khi mua về rửa sạch, thái đều thành từng miếng vừa ăn( không nên thái quá mỏng vì khi nướng sẽ dễ cháy)
Thịt nạc vai cũng rửa sạch. Thái nhỏ sau đó băm rối.
Bạn có thể giản tiện bước này khi nhờ người bán hàng thái và băm sẵn khi mua.
Rau sống nhặt sạch rửa và để ráo nước
Su hào, cà rốt, dưa chuột gọt vỏ, thái lát mỏng để làm dưa góp.

Bước 2: Ướp thịt

Cho mỗi phần thịt đã sơ chế một thìa canh nước hàng hoặc xì dầu đen, 1 thìa canh dầu hào, 1 thìa canh nước mắm, ½ thìa canh đường vàng, 1 muỗng canh nước tương, 1 muỗng canh mật ong và 1 chút tiêu xay.
Trộn đều thịt để cho gia vị ngấm. Nếu có thời gian bạn nên ướp từ 3 tiếng. Hoặc ướp khoảng 30p là có thể sử dụng.

Bước 3: Pha nước chấm

Phần dưa góp: Lấy su hào, cà rốt, dưa chuột đã rửa sạch. Dưa chuột thì bỏ bớt ruột, tỉa hoa hoặc thái lát mỏng cho vào một muỗng muối trộn đều để ra bớt nước.
Vớt dưa chuột, cà rốt, su hào ra một cái bát rồi thêm đường, giấm, tỏi vào để cho ngấm khoảng nửa tiếng.
Phần nước chấm: Lấy một lượng nước lọc tương đương với lượng nước chấm cần dùng, cho đường, (hoặc bột ngọt), tỏi băm nhỏ, giấm, nước cốt chanh vào khuấy đều. Cho nước mắm ra thìa canh và từ từ nêm vào hỗn hợp chua ngọt, điều chỉnh sao cho độ chua mặt ngọt vừa khẩu vị.
Tiếp đến cho dưa chuột, cà rốt đã ngâm chua ngọt vào, thêm ớt tươi bỏ hạt cắt lát băm nhỏ cho vào bát nước chấm để hoàn thiện gia vị chấm bún.

Bước 4: Nướng thịt

Sau khi thịt đã ngấm đều gia vị thì bạn sẽ tiến hành nướng thịt. Thịt nên được nướng trên bếp than để đạt được mùi thơm tuyệt với nhất. Nếu bạn sử dụng phương pháp chiên thì sẽ không thể đạt được độ thom của thịt.


Thịt viên và thịt chả bày lần lượt trên vỉ nướng. Nướng vàng đều cả hai mặt. Lưu ý trước khi nướng thịt nên phết dầu ăn vào vỉ nướng. Như vậy miếng thịt sau khi nướng sẽ không dính vào vỉ và màu nướng trông cũng đẹp mắt hơn.

Bước 5: Bày món ăn lên đĩa và thưởng thức hương vị khi còn nóng

Bún rối bày lên đĩa
Xếp chả viên, chả miếng vào bát. Thêm phần dưa góp đã muối. Chan nước dùng nóng vào bát và thưởng thức.
Chả thơm mùi thịt, màu chín vàng cùng vớ đó là nước chấm mặn ngọt chuẩn vị. Có thể cho thêm ớt hoặc dấm nếu muốn. nên ăn cùng với một số loại rau sống giúp món ăn thêm màu sắc hơn.

Dù chỉ là một món ăn bình dị, dân dã gắn liền với cuộc sông người dân Hà Nội. Tuy nhiên mức độ nổi tiếng của món ăn đã bay gần xa, khiến nhiều người muốn đến Hà Nội chỉ để được thưởng thức món bún chả này.Vào những dịp cuối tuần, bạn có thể đổi vị cho gia đình với món ăn dế làm này. Hu vọng với cách làm món bún chả Hà Nội trên bạn có thể thực hiện thành công bữa ăn cho gia đình.

Alternate Text Gọi ngay