Bật mí công thức nấu chè khoai xôi nếp thơm ngon, béo ngậy tại nhà

Cuối tuần đến rồi, bạn đã có thực đơn đặc biệt vào bếp nấu ăn cho cả gai đình mình chưa. Nếu chưa, chúng ta hãy cùng nhau vào bếp thực hiện món chè khoai xôi nếp thơm ngon, béo ngậy cho cả nhà cùng thưởng thức vào những ngày cuối tuần nhé.

I. Chè khoai xôi nếp_ dẻo bùi, thơm ngon của khoai môn và lá dứa

Cũng giống như bao món chè khác trên thị trường, chè khoai lá nếp là thức uống giải nhiệt, là món ăn vặt thường được cả gia đình lựa chọn sau mỗi bữa ăn hay vào những bữa xế. Khác một chút là chè khoai xôi nếp được sử dụng nguyên liệu chính là gạo nếp để nấu chè. Vị ngọt của nếp, thơm mùi lá dứa, vị béo ngậy của nước cốt dừa. Tất cả đã tạo nên sự hòa quyện thơm ngon trên mỗi bát chè nấu tại nhà. Công thức dưới đây sẽ chia sẻ tới các bạn bí quyết mới lạ, độc đáo khi nấu chè khoai xôi nếp tại nhà nhé.

II. Nguyên liệu để làm chè khoai xôi nếp

Nguyên liệu chính

– Gạo nếp: 150gr
– Khoai lệ phố( hay còn gọi là khoai môn): 1 củ to
– Lá nếp: 8-10 nhánh
– Đường: 250gr
– Muối: một chút
– Nước dừa: 1 quả
– Bột năng: 1 thìa canh

Nước cốt dừa

– Dừa nạo sợi: 1 quả
– Nước sôi: 1 lít
– Đường: 2 thìa canh
– Muối: ½ thìa canh
– Bột năng: 3 thìa canh

Lưu ý khi lựa chọn nguyên liệu
Phần lá dứa mua về sẽ xay để lấy nước. Và các bạn nên chọn lá dứa nón và xanh tươi. Nếu các bạn chọn lá dứa quá già thì khi làm chè sẽ bị đắng và hăng.

III. Cách làm chè khoai xôi nếp tại nhà

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

Sử dụng 150gr gạo nếp, các bạn đem vo sạch qua với nước. Sau đó, các bạn đem ngâm gạo trong khoảng thời gian là 2h đồng hồ. Giúp phần nếp của các bạn được mềm và dẻo hơn khi nấu chè.
Cùi dừa các bạn có thể mua ở ngoài 1 quả về, sau đó bào thành những sợi dừa nhỏ. 1 quả dừa nạo các bạn sẽ được khoảng 500gr dừa sợi nạo. Phần dừa nạo này sẽ dành để nấu nước cốt dừa tại nhà.

Bước 2: Sơ chế và hấp chín khoai lệ phố

Các bạn có thể mua 1 củ khoai môn to hoặc 2 củ nhỏ đều được nhé. Rửa sạch phần đất bám trên khoai. Sau đó, gọt sạch vỏ khoai. Khi các bạn gọt khoai, nên gọt sâu một chút. Nếu các bạn gọt quá mỏng một lúc nữa khi ăn sẽ có thể bị ngứa và bị sượng.
Gọt hết phần vỏ khoai, tiếp túc thái khoai thành những hình vuông nhỏ để dễ dàng hấp chín.


Bắc nồi lên bếp, cho nước vào đun sôi. Để xửng hấp lên trên mặt và cho phần khoai môn đã thái nhỏ vào. Các bạn sẽ hấp khoai trong khoảnh 15p. Hấp như thế nào để phần khoai được chín nguyên miếng và không bị quá nát trong quá trình hấp.

Bước 3: Xay lá dứa

Sử dụng 8-10 nhánh lá dứa non và xanh tươi. Rửa sạch lá dứa với nước. Cắt khúc nhỏ để dễ dàng trong quá trình xay. Cho lá dứa đã cắt vào máy xay sinh tố, thêm 50-70ml nước. Xay nhuyễn hỗn hợp lá dứa nhé.
Lọc lá dứa qua một cái rây và lấy phần nước cốt lá dứa.

Bước 4: Lọc phần nước cốt dừa

Cho phần dừa nạo sợi vào máy say sinh tố. Thêm 1 lít nước sôi nóng giá vào và xay nhuyễn hỗn hợp lên. Nếu nhà bạn có máy xay với dung tích hơi bé thì có thể chia ra thành 2 lượt xay nhé. Lọc hỗn hợp dừa xay qua một cái rây và ép hết phần nước cốt dừa đã xay nhuyễn. Phần bã dừa xay lọc được, các bạn sẽ bỏ đi.
Phần nước cốt dừa xay được sẽ dùng cho phần nấu chè và làm nước cốt dừa ăn kèm với cả chè. Để tăng thêm hương vị cho nước cốt dứa xay, bạn có thể đổ thêm 250ml lon nước cốt dừa mua sẵn ngoài hàng. Để tạo được vị thơm và ngon cho phần cốt dừa tự làm.
Phần gạo nếp sau khi đã ngâm đủ 2 tiếng, các bạn vớt để ngoài cho ráo nước. Sau đó, bạn lại đổ một chút nước cốt dừa ở trên sấp mặt gạo. Và tiếp tục ngâm thêm 30p nữa nhé. Để phần nếp được thơm và béo ngậy hơn.

Bước 5: Nấu nước cốt dừa

Đổ toàn bộ phần nước cốt dừa còn lại vào trong nồi, để lửa vừa. Nếu các bạn để lửa quá to thì khi nước cốt dừa sôi nó sẽ bị tách nước. Thêm 2 thìa canh đường, ½ thìa canh muối tinh. Phần nước cốt dừa thêm vị mặn của muối ăn sẽ ngon hơn rất nhiều.
Khuấy đều hỗn hợp cho đường với muối tan hết. Lúc này phần nước cốt dừa cũng đang nóng dần lên. Các bạn sẽ cho 1 muỗng nước cốt dừa vào 3 thìa canh bột năng để hòa tan bột. Đổ phần bột năng đã hòa vào nước cốt dừa, để phần nước cốt dừa được sánh lại. Khi nước cốt dừa đã đạt được độ sánh nhất định, bạn có thể tắt bếp và để nguội.

Bước 6: Nấu phần gạo nếp

Cho phần lá dứa vào nồi, bắc lên bếp. Phần gạo nếp khi đã ngâm thêm được 30p cùng nước cốt dừa, bạn sẽ vo sạch lại và cho vào nồi cùng lá dứa. Thêm nước dừa tươi của 1 quả dừa vào nấu cùng nếp. Bởi vì đây không phải là nấu xôi nên các bạn có thể cho nhiều nước một chút cũng không sao cả. Nấu gạo nếp từ 30-45p nữa để nếp được chín nhé. Lưu ý rằng cứ 5-10p chúng ta sẽ mở nồi đảo một lần để phần nếp không bị dính dưới đáy nồi và không bị cháy trong quá trình nấu. Khi nếp đã nấu được 15p, các bạn sẽ cho 250gr đường trắng vào nấu cùng, cho nếp được ngấm đường, ngon và ngọt hơn nhé. Đậy nắp nồi và nấu tiếp trong khoảng 15-20p nữa.

Bước 7: Hoàn thành món chè khoai xôi nếp

Khi phần nếp đã mềm và hơi sánh lại với nhau( bởi vì có đường). Các bạn sẽ bỏ phần lá dứa ra ngoài. Sau đó, đổ toàn bộ nước lá dứa đã xay được vào nấu cùng. Đảo đều để nếp được tạo màu và thơm hơn. Thêm một xíu muối để phần chè được cân bằng và không bị ngọt ngắt khi ăn.
Khi phần nếp của chúng ta đã chín, các bạn sẽ đổ nốt phần khoai môn đã để nguội vào nồi chè của mình. Trộn đều hỗn hợp khoai và nếp. Cuối cùng là các bạn sẽ cho thêm 1 thìa canh bột năng đã hòa tan với nước để cho phần chè được sánh lại. Để khi các bạn múc chè thì phần chè sẽ không bị vữa hay chảy nước.
Múc chè ra bát, rưới thêm một chút nước cốt dừa. Các bạn có thể trang trí với một chút dừa nạo sợi hoặc là dừa khô, giúp món ăn trông hấp dẫn hơn nhé.

Tổng kết

Vậy là món chè khoai xôi nếp của các bạn đã hoàn thành. Món chè này các bạn có thể ăn nóng hoặc cho thêm đá ăn lạnh đều ngon nhé. Trộn đều chè với nước cốt dừa. Vị sánh, thơm, mềm của nếp, vị hơi mặn của nước cốt dừa. Tạo cho món ăn một hương vị rất đặc biệt và độc đáo. Hy vọng với bài viết trên các bạn có thể thực hiện thành công món chè khoai lá nếp tại nhà cho cả gia đình cùng thưởng thức nhé.

Alternate Text Gọi ngay