Bánh tẻ với nét đẹp truyền thống ẩm thực người Việt

Ngày Tết bạn đã quá chán với bánh chưng, thịt gà, canh măng hay giò. Bạn muốn thay đổi khẩu vị của cả gia đình trong những ngày này. Với nét đẹp văn hóa trong ẩm thực truyền thống miền Bắc chúng ta không thể không nhắc tới món bánh tẻ truyền thống được nhiều gia đình ưa thích. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu tới các bạn cách làm bánh tẻ đơn giản ngay tại nhà.

I. Bánh tẻ_ nét đẹp trong truyền thống văn hóa Việt Nam

Bánh Tẻ hay còn được gọi là bánh Răng Bừa, là món ăn khá phổ biến và được yêu thích rộng rãi ở ngoài Bắc. Có nguồn gốc xuất sứ tại huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Với hương vị thơm ngon cùng sự kết hợp độc đáo, bánh được nhiều người yêu thích khi thưởng thức. Không chỉ mỗi dịp Tết đến, Xuân về, mà trong cuộc sống hàng ngày, món ăn cũng được yêu thích và phổ biến không kém.

Vỏ bánh giòn, hơi dai nhẹ, kết hợp cùng nguyên liệu thơm ngon, đậm đà. Dù không quá cầu kỳ trong khâu chế biến. Nhưng để chuẩn bị được bột bánh có độ thơm nhất định, ta cũng phải tốn khá nhiều công sức. Bột bánh cần được ngâm qua đêm, thêm chút dầu ăn để tạo độ béo. Khi đánh bột và đảo chín, ta cũng cần dùng lực của cánh tay để tạo được độ dai cho bánh. Bánh tẻ khá dễ ăn và được nhiều độ tuổi yêu thích. Bánh có thể được thưởng thức cho bữa sáng, bữa xế hoặc bữa tối đều được. Với độ cân bằng dinh dưỡng cùng hương vị thơm ngon, không khó để thấy rằng độ phổ biến của bánh tẻ trên thị trường hiện nay.

II. Nguyên liệu cần có để làm được bánh tẻ nóng hổi cho cả gia đình

Phần vỏ bánh

– Bột gạo : 400gr
– Nước : 800ml
– Dầu ăn : 2 thìa canh
– Bột canh( muối) : 1/2 thìa café

Phần nhân bánh

– Thịt heo xay : 400gr( tùy sở thích)
– Mộc nhĩ( nấm mèo) : 50gr
– Hành tím : 10 củ nhỏ
– Hạt tiêu : 1 thìa café
– Bột canh : 1 thìa café

Nguyên liệu khác

– Lá dong, lá chuối tươi
– Dây lạt để gói bánh
– Chảo, bát, nồi hấp bánh

III. Các bước thực hiện gói bánh tẻ đơn giản và dễ làm ngay tại nhà cùng cả gia đình

Bước 1: Pha bột bánh

Đây là công đoạn khá quan trọng quyết định lớp vỏ bánh có ngon và thơm hay không. Nên các bạn cần làm cẩn thận một chút đối với bước thực hiện này nhé. Lấy bát lớn, đổ bột 400gr bột gạo vào. Sau đó cho thêm 800ml nước, 2 thìa canh dầu ăn, ½ thìa café muối. Khuấy đều và để bột nở từ 4 – 5 tiếng. Nếu không có quá nhiều thời gian có thể để bột nở từ 1-2 tiếng nhé.

Khi bột đã nghỉ đủ thời gian, ta sẽ thấy bột nở hết. Lúc này ta sẽ chắt hết phần nước thừa đọng lại trên mặt bột. Tiếp đến đổ một lượng nước đúng bằng lượng nước ta vừa đổ đi và thêm 1 thìa canh dầu ăn vào nữa.
Vậy là công đoạn pha bột của các bạn đã hoàn thành.

Bước 2: Sơ chế lá dong

Trong thời gian chờ bột nghỉ các bạn chuấn bị lá dong. Để thuận tiện cho việc gói bánh các bạn nên luộc sơ qua lá cho có độ dai. Tiếp đến là xả sạch qua nước lạnh và để ráo. Lau khô bề mặt lá trước khi tiến hành gói.
Và các bạn cũng có thể luộc qua dây lạt để mềm hơn trong quá trình luộc bánh.

Bước 3: Chuẩn bị nhân bánh

Mộc nhĩ ngâm nở khoảng 20p. Lấy ra rửa sạch và thái nhỏ nhé.
10 củ hành tím bóc vỏ, rửa sạch và thái lát.
Bạn bắt một chảo dầu lên bếp, cho dầu ăn vào và đợi chảo nóng. Cho hành tím đã thái vào phi thơm rồi cho thịt heo xay vào xào đến khi săn mặt. Nêm 1 thìa cafe muối, 1 thìa café hạt tiêu và một chút nước mắm để tạo vị thơm. Cuối cùng là cho mộc nhĩ vào đảo nhanh tay là phần nhân bánh của các bạn đã hoàn thành.
Các bạn có thể thay thế hành tím bằng hành tây cũng được nếu thích nhé.

Bước 4: Làm chín bột bánh

Ta sẽ đổ phần bột bánh vào một cái chảo. Chọn chảo dày, chống dính vì lớp bột khá dễ bén nồi. Bật bếp với lửa nhỏ đảo đều tay và liên tục.
Đảo được 15p, ta sẽ thấy lớp bột bắt đầu khô mặt và dính hơn. Tạo thành một khối bột mềm, mịn và trắng. Các bạn sẽ đảo thêm khoảng 10p nữa sao cho lớp bột được khô mặt hơn.
Để nguội bột một chút và bắt đầu gói bánh.

Bước 5: Gói bánh

Lá dong sau khi đã lau khô hoàn toàn các bạn sẽ đặt xuống để gói bánh. Dùng thìa thấm quét một lớp dần ăn mỏng lên lá để bột không bị dính. Múc từng thìa bột đặt vào lớp lá đã chuẩn bị. Tạo rãnh ở giữa phần bột để cho nhân. Tiếp đến là xúc 1 thìa nhân cộng thêm 1 thìa bột nữa nhé.
Cầm 2 mép lá theo chiều dọc từ từ gói bánh lại tạo thành hình dài và gấp lá thìa ở hai đầu lại. Cố gắng sao cho bánh phồng lên ở giữa và dẹp ở 2 đầu. Sử dụng dây lạt buộc lại bánh là được. Không nên buộc bánh quá chặt vì bánh sẽ còn nở ra trong quá trình hấp.
Làm tương tự với những chiếc bánh tiếp theo.

Bước 6: Hấp bánh tẻ

Xếp bánh vào nồi hấp, bật bếp và hấp trong khoảng 15 – 20 phút là được. Sau khi hấp bánh xong, các bạn không nên bóc bánh ăn luôn. Hãy đợi bánh nguội một chút thì khi bóc sẽ không bị nóng và quá dính.
Bánh Tẻ là một món quà quê ngon được nhiều người yêu thích, nhất là người miền Bắc. Khác với các loại bánh giò, vỏ bánh mềm thì vỏ bánh tẻ lại hơi dai và giòn hơn.
Bánh ăn lúc còn ấm sẽ cảm nhận được độ giòn và dai của bánh. Bánh ăn cùng với một chút tương ớt sẽ rất hợp và ngon.

Lưu ý khi làm bánh tẻ tại nhà tránh bị hỏng

– Nếu không có lá dong để gói bạn có thể thay thế với lá chuối tươi đều được
– Khâu trộn và đánh bột khá quan trọng và cần thiết vì nó quyết định độ dai và giòn của bánh. Chính vì vậy, bạn nên khéo léo và thực hiện sao cho chuẩn để có được đĩa bánh ngon.
– Khi hấp bánh chú ý hấp vừa chín tới để bánh không bị quá chín và giữ được độ thơm của bánh.
Hy vọng qua bài viết chia sẻ trên, các bạn có thể thực hiện được thành công những chiếc bánh tẻ thơm ngon, hấp dẫn cho cả gia đình cùng thưởng thức nhé.

Alternate Text Gọi ngay