Ấm áp hương vị bánh đúc nóng trong những ngày đầu đông Hà Nội

Mỗi mùa khi mùa đông Hà Nội đến gần, những món ăn nóng hổi luôn là lựa chọ được mọi người ưu tiên trong các bữa ăn. Dọc theo nhiều tuyến phố trên đường Hà Nội, bạn có thể bắt gặp hàng quán ven đường đang bán những nồi bánh đúc nóng hổi thơm ngon. Và không thể không dừng chân để thưởng thức hương vị. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến các bạn công thức làm bánh đúc nóng độc đáo và đặc biệt khi thực hiện tại nhà nhé.

I. Bánh đúc nóng_ ấm áp trong mùa đông giá rét

Bánh đúc nóng thường khá quen thuộc với cuộc sống con người miền Bắc. Vào những ngày đông lạnh giá, ngồi cùng người thân hay bạn bè xì xụp bát bánh đúc nóng hổi, thơm ngon thì còn gì tuyệt vời hơn. Bánh đúc sẽ có màu trắng dẻo của lớp bột bánh mềm, mịn. Hương vị đậm đà của nhân thịt cùng với đó là hành phi thơm và nước mắm được rưới lên bánh. Tất cả đã tạo nên hương vị đường phố có gì đó rất Việt Nam.


Bánh đúc nóng không chỉ đơn thuần là món bánh ăn vặt. Nó còn là món ăn gắn kế nhiều kỷ niệm tuổi thơ cùng bạn bè. Tan học, hí hửng cùng nhau ra quán bánh đúc gần trường, trò chuyện và thưởng thức món ăn. Bánh đúc nóng thơm, đậm đà. Mỗi nồi bánh đúc đều mang hương vị và kết cấu vỏ bánh khác nhau. Bởi do tỉ lệ pha bột và cách nấu bột như thế nào để bánh được trong và dẻo đến như vậy. Còn chần chờ gì nữa, chúng ta hãy cùng nhau vào bếp để thực hiện món bánh này nhé.

II. Nguyên liêu cần có để làm bánh đúc nóng

Bột bánh đúc

– 80gr bột gạo
– 40gr bột bắp
– 20gr bột năng
– 800ml nước
– 3gr bột ngọt
– 10gr dầu ăn

Nhân bánh

– 100gr thịt ba rọi xay
– 20gr hành tím
– 10gr nấm mèo
– ¼ củ hành tây
– 10gr hành lá
– 50gr củ sắn
– 5gr bột năng

Đồ ăn cùng với bánh đúc

– 50gr đậu xanh( có thể có hoặc không)
– Hành phi
– Một chút ớt

III. Các bước thực hiện làm bánh đúc nóng tại nhà

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu làm vỏ bánh

Sử dụng 80gr bột gạo, 40gr bột bắp và 20gr bột năng cùng 6 với 800ml nước. Trộn đều bột lên cho bột nở và ngâm bột khoảng chừng 2 tiếng. Nếu các bạn sử dụng thêm bột bắp để làm bánh đúc thì sẽ cho ra vỏ bánh vừa hơi giòn và mềm nữa. Nếu các bạn không mua được bột bắp, bạn hoàn toàn có thể sử dụng 2 loại bột còn lại để làm bánh.

Bước 2: Chuẩn bị nguyên liệu làm nhân bánh đúc nóng

Sử dụng 50gr đậu xanh, đem ngâm với nước khoảng 30p cho đậu xanh được mềm ra. Chắt bỏ nước ngâm đi và vo sạch lại với nước. Sau đó, bạn sẽ cho đậu xanh vào nồi, thêm nước sấp mặt và nấu chín đậu xanh. Nếu thích ăn ngọt, bạn có thể cho thêm 1 thìa cafe đường vào phần đậu xanh. Tán đậu xanh vào thành nồi để đậu xanh hơi nát một chút. Khi ăn sẽ rất ngon và cảm nhận được rõ hương vị.
Ngâm 10gr nấm mèo. Khi nấm mèo đã nở, bạn sẽ rửa sạch lại với nước. Sau đó bạn sẽ băm nhuyễn nấm mèo.
Hành tây, củ sắn và hành tím, các bạn bóc vỏ, rửa sạch và tiến hành thái hạt lựu.
Hành lá bỏ rễ và thái nhỏ.

Bước 3: Ướp nhân và xào nhân bánh

Sử dụng 100gr thịt ba rọi xay có thêm một chút mỡ thì càng ngon. Thêm 2gr tiêu xay để tăng độ thơm của nhân. ½ thìa cafe muối, 1 thìa cafe đường và ¼ thìa cafe bột ngọt. Trộn đều thịt sau khi đã tẩm ướp gia vị. Cho phần nấm mèo, củ đậu đã thái nhỏ vào trộn đều cùng với thịt.
Bắc chảo lên bếp, thêm một chút dầu ăn để bắt đầu xào nhân bánh. Khi dầu đã nóng lên cho hành tím phi vàng thơm lên. Tiếp tục đổ phần hành tây vào phi thơm cùng. Đổ phần thịt đã tẩm ướp vào xào săn mặt thịt. Lúc này, các bạn có thể nêm lại vị mặn của nhân tùy theo khẩu vị ăn. Thêm hành lá đã thái nhỏ.

Bước 4: Làm nước mắm rưới lên bánh đúc

Sử dụng 2 thìa canh nước mắm, 2 thìa canh đường, 10 thìa canh nước và thêm một chút dấm vào để tạo vị chua. Khuấy tan đường và các bạn có thể nếm lại tùy theo khẩu vị của gia đình. Cuối cùng là cho một chút tỏi, ớt băm nhuyễn vào tạo mùi thơm cho nước rưới.

Bước 5: Nấu bánh đúc

Phần bột bánh sau khi đã ngâm 2 tiếng, các bạn sẽ nhìn thấy phần bột đã lắng xuống tô. Lúc này, các bạn sẽ chắt toàn bộ phần nước đó đi. Và thêm nước mới đúng bằng mực nước đã chắt. Bột bánh của các bạn sẽ rất thơm, dẻo và ngon khi nấu.
Đổ phần bột vào trong nồi. Thêm vào ½ thìa cafe bột ngọt, 10gr dầu ăn. Bắc lên chảo và khuấy đều phần bột liên tục. Ban đầu sẽ nấu trên lửa vừa để bột được nóng lên. Khuấy đều tay và liên tục. Khi bột hơi nóng, sẽ giảm lửa xuống lửa nhỏ. Bạn sẽ cảm nhận được phần bột khuấy đã nặng tay và sánh mịn lại. Các bạn sẽ khuấy bột đến khi bột trong, mịn và quyện lại với nhau. Khi nhấc đũa lên, phần bột chảy xuống rất chậm tức là phần bột bánh đúc đã chín.


Cuối cùng, khi tắt bếp, các bạn cho thêm một chút hành lá để phần bột được dậy mùi thơm. Trộn đều cho hành lá chín nhé.

Bước 6: Hoàn thành món ăn

Phần vỏ bánh ngay sau khi được nấu xong, các bạn múc ngay ra chén. Bánh đúc sau khi múc ra chén, để nguội một lúc sẽ không hề bị dính vào chén. Nó tạo thành một khuôn bánh ngay trong chén. Đồng nghĩa với việc vỏ bánh đúc nấu hoàn toàn thành công.
Thêm nhân thịt chín, đậu xanh, hành phi và một chút ớt ở phía trên. Cuối cùng là các bạn rưới phần nước mắm đã chuẩn bị lên trên cùng. Vậy là món bánh đúc của các bạn đã hoàn thành rồi. Thưởng thức ngay lúc nóng sẽ rất ngon và tròn vị.

Tóm lại

Bánh đúc nóng thực chất làm món ăn gắn liền với đời sống con người Việt Nam. Dù hiện tại món bánh này không được ưa chuộng quá nhiều ở giới trẻ. Nhưng bánh đúc vẫn giữ chút gì đó nét đặc sắc ẩm thực vùng miền. Hy vọng với bài viết trên, các bạn có thể thực hiện thành công món bánh đúc này ngay tại nhà của mình cho cả gia đình cùng thưởng thức.

Alternate Text Gọi ngay